Chênh lệch thuế xăng dầu chảy vào túi ai?

Thứ sáu, 18/03/2016, 11:14
Không còn bị động theo mức thuế mà Bộ Tài chính áp dụng, các doanh nghiệp đầu mối có thể chủ động lựa chọn nguồn nhập khẩu. Khi đó, chênh lệch thuế trở thành khoản lãi kinh doanh.
Thị trường nhập khẩu chính các mặt hàng xăng dầu của Việt Nam đã dịch chuyển từ Đài Loan, Trung Quốc... sang ASEAN và Hàn Quốc, khi các hiệp định về tự do thương mại có hiệu lực, khiến mức thuế giảm mạnh.
Singapore vẫn là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam, với lượng hơn 800.000 tấn chỉ trong 2 tháng đầu năm. Xếp sau lần lượt là Thái Lan và Trung Quốc.
Kể từ tháng 5/2015, chênh lệch giữa thuế MFN (thuế suất ưu đãi theo nguyên tắc tối huệ quốc, nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO) và thuế nhập khẩu xăng dầu giữa Việt Nam - ASEAN, Hàn Quốc đã tăng mạnh. Mức chênh cao nhất lên tới 10% cho cả mặt hàng xăng RON 92 và dầu.
Trong thời điểm thuế MFN là dòng thuế duy nhất chi phối các nguồn nhập khẩu của Việt Nam, kết quả kinh doanh công ty mẹ của Petrolimex biến động khá mạnh. Khi đó, doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào mức thuế cố định do Bộ Tài chính áp dụng. Tuy nhiên, sang năm 2015, Petrolimex đã có nhiều quyền chủ động hơn, nhờ công thức thuế chênh lệch.
Tạm tính giá tối ưu theo thuế nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc, giá nhiên liệu tại Việt Nam có thể giảm thêm 700 đồng một lít so với hiện nay. Tuy vậy, Hàn Quốc chỉ là thị trường nhập khẩu nhỏ của Việt Nam, mà nguồn chính vẫn là từ Singapore, với mức thuế hiện là 20%, đúng bằng thuế do liên Bộ áp dụng để tính giá cơ sở. Sự thay đổi về giá nếu có, sẽ chủ yếu là ở mặt hàng dầu.
Theo Zing

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích