Để đất hoang sẽ bị đánh thuế cao gấp 7 lần

Thứ ba, 27/03/2012, 08:55
Theo ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), việc để đất hoang sẽ bị đánh thuế cao, thậm chí sẽ bị thu hồi.


Tin liên quan
> Thủ tướng yêu cầu kiểm tra "đất vàng" bỏ hoang
> Không thể lấy đất của dân rồi bỏ hoang
> Biệt thự bỏ hoang có thể phải chịu thuế đến 10%

 
Đất bỏ hoang sẽ bị đóng thuế nặng. Ảnh minh họa

Tại hội thảo về quản lý đất đai của Bộ Tài chính, ông Cường đã có cuộc chia sẻ với báo chí xung quanh vấn đề này. Ông Cường cho biết:

Hiện, giao dịch về đất đai đang thiếu tính minh bạch cũng như thiếu cơ sở dữ liệu về đất đai. Trong khi các nước khác, hoặc là nó công khai tất cả các giao dịch, thể hiện rõ nhất là qua ngân hàng nên việc chuyển dịch hay mua bán đất đai thế nào đều rất rõ.

Còn ở Việt Nam, tất cả các giao dịch về đất đai toàn tránh ngân hàng và né thuế nên cơ sở dữ liệu không chắc vì thế nên năng lực của hệ thống tư vấn xác định giá cũng như cơ sở nguyên tắc đối với cơ quan Nhà nước trong việc định giá đều thiếu. Và theo chúng tôi là chưa xác định được khiến cho phần chênh lệch giá đất ngày càng trở nên lớn.

- Thực tế, nhiều dự án thu đất của dân để làm dự án nhà ở nhưng đã rất nhiều năm dự án vẫn chưa xây được, vẫn là những bãi cỏ hoang, thậm chí có nhiều dự án nhà xây thô và để hoang rất nhiều gây lãng phí lớn về đất đai, thưa ông?

Theo Luật Thuế phi nông nghiệp mới nhất thì việc để trống bị áp thuế cao gấp 7 lần nhưng về mặt xây dựng đến 1 lúc nào nữa người ta phải đánh thuế nặng hơn, thậm chí theo Luật Đất đai nếu không sử dụng sẽ bị thu hồi.

Tuy nhiên, có những dự án xây biệt thự thô và tinh thì cũng có nhiều lý do, 1 là khả năng tài chính của họ chỉ đến đấy thôi nên không thể hoàn thiện dược, hơn nữa có thể khu đất đấy đã nộp thuế đất rồi nên chỉ bị đánh thuế về môi trường tại sao để hoang và điều tiết hơn.

- Nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chây ì không đóng thuế. Ý kiến của ông thế nào?

Đúng là hiện nay nếu mặt bằng lãi suất cao như tháng trước thì tiền phạt về nợ thuế còn thấp hơn so với lãi suất. Tuy nhiên đến nay, lãi suất đã giảm khiến nợ thuế cao hơn đồng thời cơ quan thuế cũng đã có chế tài phạt khi nợ đọng thuế.

Tất nhiên phạt phải cao mới có tính răn đe chứ phạt thấp thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chây ì. Thế nhưng tôi nghĩ, vấn đề này cũng chỉ xảy ra trong 1 giai đoạn nhất định mà thôi. Nếu xảy ra tràn lan thì chúng tôi lại phải tính đến việc áp tiền phạt cao hơn nữa, bắt buộc doanh nghiệp phải đóng được thuế.

- Trong đề án về khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai và tài sản nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 của Bộ Tài chính có đề cập đến việc di chuyển các tổng công ty, các cơ quan ban ngành cũng như các trường học, bệnh viên. Vậy thì tính khả thi trong việc di chuyển này như thế nào?

Chính phủ đã có chủ trương về vấn đề này và tôi tin chủ trương này là rất đúng. Vì ở trung tâm thành phố lại có giá trị thương mại cao trong khi nếu đặt các cơ quan hành chính hay trường học và các bệnh ở trung tâm thì sẽ không sinh lợi và không kinh tế bằng việc thay thế bằng nơi có giá trị thương mại lớn hơn.

Tuy nhiên vấn đề thứ 2 rất quan trọng đấy là vấn đề về môi trường. Nếu để các trường học và các bệnh viên trong trung tâm thành phố thì rõ ràng tạo nên môi trường không tốt, nào là nước thải, rác thải, không khí ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn vì vậy chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, các cơ quan đơn vị tập trung đông người để trả lại cho thành phố những không gian, có thể là công viên, nhà trẻ, siêu thị... thì rất tốt.

- Chủ trương thì đúng chúng ta đã tính toán như thế nào để dự án có tính khả thi?

Đây là vấn đề khó khăn nhất mà chúng tôi cũng chưa hình dung ra, trên thực tế thì không phải chỉ có cơ quan mà nêu chúng ta di dời bất cứ một hộ dân nào, kể cả hộ dân lấn chiếm cũng rất khó chứ đừng nói là di chuyển cả trường học, bệnh viện.

Tuy nhiên, có một lợi thế là đây là những cơ quan nhà nước nên quyền quyết định là của Nhà nước nên việc thu hồi, hay điều chuyển là do Nhà nước quyết định.

Theo Quyết định 86 thì Nhà nước không chỉ võ đoán dùng quyền mà phải có động thái về kinh tế, kiên quyết không để doanh nghiệp tham gia vào vấn đề này. Tuy nhiên, sau này cũng có những trường hợp sẽ phải liên kết với doanh nghiệp để ứng vốn.

Ví dụ như đưa trường Đại học Giao thông vận tải ra tận Hưng Yên thì phải có doanh nghiệp đứng ra ứng vốn cho trường xây địa điểm mới ở Hưng Yên sau đó họ mua giá đất ở vị trí cũ. Nhưng đấy là sự kết hợp lợi ịch như thế chứ nếu như chỉ nói ra một quyết định thu hồi thì đấy là quyền của Bộ Tài chính.

Vấn đề này rất khó, nếu di chuyển 1 trường đại học, chỉ sinh viên không thì rất dễ đi nhưng việc di dời lại liên quan đến đời sống của giáo viên và các khu tập thể của giáo viên... nên chuyển đi lại trở thành vấn đề lớn. Vì vậy chúng tôi rất lúng túng và rất vướng trong việc tổ chức thực hiện vấn đề này. Tuy nhiên việc thực hiện là lâu dài nhưng chắc chắn là phải thực hiện.

- Vậy phần lớn các diện tích những “khu đất vàng” sẽ được làm các trung tâm thương mại, siêu thị hay nhà chung cư, thưa ông?

Tôi vừa khẳng định việc xây gì là theo quy hoạch, đất ở vị trí cũ chuyển đi thì phải tuân theo quy hoạch.

Hiện nay, quy hoạch là cấp thành phố quyết định. Nếu thành phố Hà Nội thấy khu vực Lê Đại Hành đã quá tải rồi và chỉ làm được công viên thì dứt khoát khu đất đấy chỉ để làm công viên, còn tiền để Bộ Xây dựng xây dựng vị trí mới nếu không có nguồn thu từ vị trí cũ thì ngân sách Nhà nước sẽ bù vào việc ấy.

Theo Đô Thị

Các tin cũ hơn