Trương Đình Anh trở lại, những người FPT "dứt áo ra đi" nói gì?

Chủ nhật, 02/09/2012, 06:57
Có người “bỏ cuộc chơi” ở FPT vì mức lương quá thấp, có người đuổi theo những sứ mệnh mới, những chân trời mới…

“Tiếc rằng hiện nay giá cổ phiếu FPT thấp quá!”
 
Năm 2009, khi FPT Media đang khủng hoảng nhân sự, diễn viên Mai Thu Huyền đã được ban lãnh đạo tập đoàn FPT đề bạt làm Tổng Giám đốc FPT Media - một đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực truyền thông giải trí. Đây được coi là những công việc mà diễn viên Mai Thu Huyền yêu thích và đam mê từ lâu. 
 
Tuy nhiên, một thời gian sau đó, người ta lại thấy Mai Thu Huyền rời FPT, trở thành Giám đốc công ty Tincom Media – một công ty riêng của chị, chuyên sản xuất chương trình truyền hình, sản xuất phim và tổ chức sự kiện. Lý do tại sao nữ diễn viên này rời bỏ FPT vẫn còn là một dấu chấm hỏi đối với nhiều người trong cuộc?!
 
HĐQT FPT nhiệm kỳ trước (từ trái qua): Đỗ Cao Bảo, Trương Thị Thanh Thanh, Hoàng Minh Châu, Bùi Quang Ngọc, Lê Quang Tiến, Trương Gia Bình, Nguyễn Thành Nam, Trương Đình Anh, Hoàng Nam Tiến, Nguyễn Điệp Tùng và Jonathon Ralph Alexander Waugh.
 
Anh Vũ L. – thành viên của FPT IS TES vừa gửi đơn xin thôi việc tại FPT, cho biết: “Sàn lương ở FPT thấp mà công việc nhiều nên tôi quyết định chuyển sang môi trường mới. Với 4 năm kinh nghiệm trong ngành IT, lương tôi cho tới thời điểm hiện tại chỉ khoảng 8,5 triệu đồng/tháng.

Với nhiều người ở FPT đó có thể là con số cao nhưng đối với năng lực và sức làm việc của tôi, ôi thấy đó là thấp. Tôi có phỏng vấn tại một số đơn vị khác, họ trả lương khoảng 12 triệu trở lên”.
 
Giới ngoại đạo cũng tỏ ra bức xúc khi nghe tới chuyện thạc sỹ công nghệ thông tin được đào tạo tại Nhật Bản về FPT làm, lương cũng chỉ dừng lại ở con số 10 triệu đồng/tháng, phải chi tiêu eo hẹp trong thời buổi giá cả leo thang như hiện nay.
 
Nhiều nhân viên của FPT chờ đợi vào đợt thưởng cuối năm, tuy nhiên “thưởng cuối năm lại phụ thuộc vào chỉ số doanh thu, trong khi đó, nhiều khi, FPT có lợi nhuận nhưng không đạt doanh số do đặt ra quá lớn, vì vậy mà thưởng không cao” – anh Vũ L. nhấn mạnh.
 
TGĐ Trương Đình Anh từng “nhấp nhỏm” nhảy việc
 
Bản thân TGĐ Trương Đình Anh những ngày đầu gia nhập FPT cũng luôn “nhấp nhỏm” nhảy việc khỏi FPT.

Ông chia sẻ trên mạng facebook cá nhân của mình: “Những năm đầu tiên ở FPT, tôi luôn sống trong tình trạng lương không đủ tiêu, nhiều lần tôi có “lời đề nghị khiếm nhã” xin tăng lương, nhiều lần nhấp nhổm “lên đường” vì cảm thấy những cơ hội quá lớn trôi đi mà các lãnh đạo không chia sẻ”.
 
TGĐ FPT Trương Đình Anh
 
Mặc dù vậy, khi quay đầu nhìn lại, “nói gì thì nói, có đến cả trăm con người vào làm việc FPT của thời chúng tôi đã trở thành triệu phú tiền đô sau khi FPT lên sàn chứng khoán. Nếu cứ tính lương tháng có mấy ai mơ đến biệt thự, nhà lầu, tài sản lớn?! 
 
Ở FPT rất hay có cổ phiếu thưởng. Tiếc rằng hiện nay giá cổ phiếu thấp quá!” – Ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện là Giám đốc công ty CP sách Thái Hà (thaihabooks), người đã từng làm việc 12 năm tại FPT bày tỏ quan điểm của mình. 
 
Đã từng giữ vai trò Phó Giám đốc Trung tâm Đề án và Chuyển giao công nghệ của FPT, rời FPT ở tuổi 40, quyết định cho mình một sứ mệnh riêng, cống hiến theo một cách khác, đầu tư và đam mê theo những cuốn sách.

Hỏi về quyết định của mình trong quá khứ, ông Nguyễn Mạnh Hùng thẳng thắn chia sẻ: “Đối với tôi, mọi quyết định trong quá khứ đều đúng. Tôi luôn nghĩ, tôi đã nghỉ FPT vào cuối 2007 là hoàn toàn đúng. Nghỉ trước khi anh Trương Gia Bình thôi giữ chức Tổng Giám Đốc FPT nhường việc điều hành cho thế hệ trẻ. Dừng đúng lúc là tốt nhất”.
 
Ông Hùng cho biết: Ông rất vui bởi có 12 năm làm việc cùng ông Trương Gia Bình và các đồng nghiệp tuyệt vời ở đây, tự hào khi thấy sự phát triển của FPT.

“Năm 1995 tôi vào FPT thì mới có hơn 30 thành viên với văn phòng bé xíu ở 1A Yết Kiêu, Hà Nội. Cuối năm 2007 khi tôi nghỉ thì FPT đã là 10.000 nhân viên với doanh thu trên 1 tỷ đô la, tức 1 phần trăm GDP của cả nước Việt Nam ta!” – ông Hùng nói.

Theo Giáo Dục

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích