Bóng đá Pháp loạn vì đâu?

Thứ hai, 16/07/2012, 14:19
Sau vụ Nasri chửi thẳng vào mặt một phóng viên Pháp vì "dám viết ra nhiều thứ chết tiệt", người ta đã phải thốt lên, rằng "Cầu thủ của Les Bleus đang được giáo dục theo kiểu gì?".

>>Tham vọng làm ông trùm của CR7 
>>
Totti nổi tiếng đã đành, chó của anh còn nổi tiếng hơn 
>>
Sao F1 thác loạn bầy đàn 
>>
Ngắm biệt thự "khủng" của C.Ronaldo

Nước Pháp là cái nôi của những sản phẩm luôn đòi hỏi một sự cảm nhận rất tinh tế trong giới quý tộc như nước hoa, rượu, thời trang hay cả nền văn học đồ sộ. Trong danh sách 10 thương hiệu xa xỉ, đắt giá nhất thế giới do tạp chí Finance đưa ra cách đây vài tháng thì có tới 6 xuất xứ từ nước Pháp.

Ngay cả cái cách người Pháp đối diện với sự đổ vỡ, với nỗi buồn cũng rất nhẹ nhàng tinh tế. Bạn hãy thử lắng nghe những gia điệu tuyệt diệu trong "Bonjour la tristesse" (Buồn ơi chào mi), "Quelque chose dans mon coeur" (Điều gì đó tan vỡ trong tim tôi) hay "Revoir" (Gặp lại)... sẽ cảm nhận được sự lãng mạn, hào hoa, hiền hòa của người Pháp.
 


Karim Benzema không hề hát quốc ca trước trận đấu
 

Nhưng chuyện hậu trường ĐT Pháp từ khoảng 30 năm gần đây lại luôn dậy sóng vì những cá tính xấu. Sau vụ Nasri chửi thẳng vào mặt một phóng viên Pháp vì "dám viết ra nhiều thứ chết tiệt", người ta đã phải thốt lên, rằng "Cầu thủ của Les Bleus đang được giáo dục theo kiểu gì?".

Ngay cả khi HLV Laurent Blanc quy định bất cứ tuyển thủ nào cũng phải hát quốc ca trước mỗi trận đấu, tiền đạo Karim Benzema cũng chẳng nghe lời. Trong cả 4 trận đấu vừa qua tại EURO 2012, chưa bao giờ người ta thấy Benzema hát quốc ca, dù chỉ là mấp máy môi cho lấy lệ.

Rồi cả cách đổ lỗi thất bại, sai lầm cho nhau trong nội bộ các tuyển thủ cũng cho thấy nhiều vấn đề bất ổn trong tính cách các cầu thủ Pháp. Có vẻ như bây giờ, họ chỉ chăm chú vào việc rèn luyện các kỹ năng chơi bóng mà quên đi việc học cách sống ra sao, ứng xử với nhau hàng ngày thế nào.

Thậm chí, Benzema và Nasri còn chưa bao giờ nói chuyện hay hỏi thăm nhau từ ngày tập trung đội tuyển. Hai tài năng thuộc thế hệ 1987 này từng được ví như những trụ cột không thể thiếu để đưa ĐT Pháp đến đỉnh cao vinh quang mới. Song đáng buồn thay, cách họ đối xử với nhau còn không bằng những kẻ qua đường.

"Không hiểu họ đã được giáo dục như thế nào và đã lĩnh hội được những gì mà lại đối xử với nhau như vậy. Laurent Blanc chưa thực sự hiểu các học trò", nhật báo L'Equipe bình luận. Có lẽ, xuất phát từ cách làm việc thông qua trợ lý của Blanc (ông thường trao đổi mọi điều với các trợ lý để những người này chuyển tới học trò trong các buổi tập, chứ không ra mệnh lệnh trực tiếp), ĐT Pháp đã đánh mất sự đoàn kết ở thời khắc quyết định.

 

Theo Bongdaplus

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn