Bật mí thủ thuật "phù phép" chân gà nướng

Thứ tư, 23/07/2014, 16:20
Để “phù phép” chân gà nhằm tăng lợi nhuận, cách “dân buôn” thường sử dụng nhất là bơm nước để tăng trọng lượng.

Nếu được chứng kiến cảnh tiểu thương “phù phép” chân gà và nhân viên chế biến chân gà nướng trong điều kiện thịt sống cận kề thịt chín, tay trần vừa tẩm ướp nguyên liệu vừa nhặt rác… như phản ánh dưới đây, các thực khách sẽ cảm nhận “đặc sản” này thế nào?

Phố “chân gà nướng” Lý Văn Phức (quận Đống Đa, Hà Nội) từ lâu được biết đến như một nơi tiêu thụ chân gà lớn nhất nhì Hà Nội. Quán đông khách nhất nằm ở cuối phố. 20h30 là thời điểm quán này nhộn nhịp, tấp nập nhất với khách ngồi san sát bên các bàn nhựa cáu bẩn.

Hàng trăm chiếc chân, cánh, mề gà… sau khi được sơ chế, tẩm ướp đều được “xiên que” tống vào những chiếc xô nhựa. Và những chiếc thùng đựng chân gà, gia vị vứt lỏng chỏng ngay chân thợ nướng.

Khi khách đến quá đông, những xiên thịt, chân, cánh gà… được tẩm, ướp đã sử dụng hết, nhân viên quán nhặt các xiên đã sử dụng, thay nhau dùng tay trần thọc, nhúng chân gà vào một chiếc xô nhựa để phủ lên chúng chất gọi là “hỗn hợp gia vị đặc biệt”. Cũng với chính đôi tay trần ấy, nhân viên này đi khắp các bàn nhặt, dọn thu gom rác…

Bơm nước vào chân gà để tăng trọng lượng.
Bơm nước vào chân gà để tăng trọng lượng.

Mỗi ngày, quán chân gà nướng trên tiêu thụ không dưới 20kg chân gà, cổ cánh các loại. Giá bán chân gà sau khi được nướng thơm giòn là 9.000 đồng/cái và cánh gà 20.000 đồng/cái. Thực khách bị những cái chân gà tròn căng hấp dẫn…

Theo chị Quyên, chủ một sạp chuyên buôn chân gà tại chợ Dịch Vọng Hậu thì chân gà hiện được phân biệt thành 3 loại. Loại đặc biệt là chân gà to, béo, nhiều thịt, giá khoảng 70.000 đồng/kg. Loại thứ hai giá 60.000 đồng và loại nhỏ nhất giá dao động trên dưới 50.000 đồng/kg. Tuy nhiên, cũng theo chị này, những chiếc chân loại 3 có thể “phù phép” thành loại đặc biệt.

Một tiểu thương khác tiết lộ, để “phù phép” chân gà nhằm tăng lợi nhuận, cách “dân buôn” thường sử dụng nhất là bơm nước để tăng trọng lượng chân gà. “Khi bơm nước vào chân gà không nên dùng xi lanh to mà chỉ nên dùng kim tiêm dạng vừa để nước vào đều và đảm bảo không bị phụt nước ra ngoài. Người bơm nước cầm kim tiêm bơm nước vào theo các ngón của chân con gà”.

Người phụ nữ này nhấn mạnh thêm: “Cần bơm nước theo đường ngược lên, không được bơm nước từ đầu gối sẽ nhanh chóng bị phụt nước ra ngoài hết”. Chiếc chân gà sau khi được bơm nước sẽ tăng thêm trọng lượng tương đương với 50ml nước.

Chân gà xòe ra là đã được bơm nước căng bọng, còn chiếc chân gà gập vào chưa được bơm nước.
Chân gà xòe ra là đã được bơm nước căng bọng, còn chiếc chân gà gập vào chưa được bơm nước.

Để phân biệt chân gà có “độn” hay không, theo lời chị Quyên, chân gà chưa bơm nước thì bốn ngón cong gập hẳn vào, khi nắm hay bóp sẽ phồng thịt ra. Còn chân gà đã bơm nước sẽ ra nước rất nhiều. Chân gà đã được bơm nước thì bốn ngón duỗi căng và to, càng nhiều nước chân càng căng, ngón tách nhau rõ rệt.

Người mua chỉ cần cầm chiếc chân gà lên tuốt nhẹ từ lòng bàn chân xuống, nếu được bơm nước thì chân sẽ ra từng giọt nước một, hoặc một lúc sau chân gà đó sẽ ướt như mới thấm qua nước.

Theo Zing

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn