“Hô biến” trái cây Trung Quốc thành trái cây “hiệu”

Thứ năm, 18/09/2014, 08:18
Nắm bắt được tâm lý người dân sợ mua những loại trái cây mập mờ nguồn gốc nhập từ Trung Quốc, nhiều tiểu thương đã “hô biến”, dán tem Mỹ, Anh, Thái Lan vào sản phẩm trái cây trôi nổi để qua mắt người tiêu dùng.

Táo được dán tem Mỹ
Táo được dán tem Mỹ
Táo được dán tem Mỹ

Theo khảo sát tại các chợ Thạch Đà (quận Gò Vấp), Chợ Cầu (quận 12), chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) và một số chợ ven đường dọc các tuyến đường lớn như Cộng Hoà, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Quá, Lê Đức Thọ… hầu hết trái cây trưng bày ra bán đều được nhập khẩu từ Mỹ, Thái Lan. Để hỏi mua những trái cây Trung Quốc, các chủ cửa hàng đều có chung một câu trả lời là không nhập hàng Trung Quốc nữa. Trong gần 20 sạp được khảo sát chỉ có 3 sạp bán trái cây Trung Quốc nhưng số lượng rất ít.

Tại chợ Hoàng Hoa Thám, khi hỏi mua táo Trung Quốc, một tiểu thương tại sạp hàng ngay đầu chợ cho biết chị không hề nhập táo Trung Quốc. Tại đây chị bán hai loại táo Mỹ đỏ và hồng nhạt. Loại màu đỏ lớn khoảng 3 trái/kg có giá 130.000 đồng, loại nhỏ 5 trái/kg có giá 80.000 đồng. Nếu mua số lượng lớn có thể giảm từ 20 – 30.000 đồng/kg.

Chủ tiệm trái cây này còn khẳng định, tất cả các loại trái cây chị bán đều được nhập từ Mỹ về và có tem rõ ràng. Để minh chứng cho lời nói của mình, chị khui hẳn một thùng táo mới nhập về cho chúng tôi coi. Tuy nhiên, khi mở thùng Táo mới nhập về 15 trái thì chỉ có 5 trái có dán tem, 10 trái còn lại không hề được dán tem. Lúc này chị “hồn nhiên” trả lời là do bên xuất hàng quên dán tem.

Ngay sau đó một số nhân viên đã mang tem ở trong nhà ra dán vào những trái còn lại và trưng lên quầy hàng. Điều này khiến một số người mua không khỏi nghi ngại về nguồn gốc thật của nó.

Những loại tem cực đơn giản được dán lên trái táo
Những loại tem cực đơn giản được dán lên trái táo
Những loại tem "cực" đơn giản được dán lên trái táo

Tại một sạp hàng trái cây lớn trên đường Phan Huy Ích cũng có bán hai loại táo dán tem Mỹ như cửa hàng trên chợ Hoàng Hoa Thám nhưng giá cả lại rẻ hơn rất nhiều. Loại táo Mỹ Lớn có giá 90.000 đồng/kg, nếu mua 20 ký giá chỉ còn 75.000 đồng/kg. Loại nhỏ giá 75.000 đồng nhưng mua 20 kg giá giảm xuống còn 60.000 đồng/kg.
Tại đây, còn xuất hiện hai loại Táo không rõ nguồn gốc, không được dán tem. Tuy vậy, chủ cửa hàng cho biết đây là táo nhập từ New Zealand, nếu ai cần dán nhãn sẽ dán cho chứ bình thường không dán nhãn vì sợ nhìn vào xấu…Những loại táo này có nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ thẫm đến đỏ nhạt. Hình dạng cũng không đều, trái dài trái  ngắn.

Chị Trịnh Thị L. (tiểu thương tại chợ Xóm Mới, quận Gò Vấp) cho biết, mỗi ngày có hàng chục tấn trái cây Trung Quốc được nhập về các chợ đầu mối không nhãn mác. Khi tiểu thương mua về bán sẽ được tặng thêm nhiều loại tem khác nhau để dán khi bán tại các chợ nhỏ.

“Không chỉ táo mà nhiều mặt hàng trái cây khác như: Nho, lê, cam, quýt…trên thị trường hiện nay đa phần đều có nguồn gốc Trung Quốc. Tuy vậy, các tiểu thương đều dán mác khác vào để người tiêu dùng yên tâm. Hiện trái cây Trung Quốc đội lốt hàng Mỹ, Thái Lan, Úc… tràn lan trên thị trường và rất khó kiểm soát” – Chị L. khẳng định.

Khó mà biết được nguồn gốc thật của những loại trái cây này
Khó mà biết được nguồn gốc thật của những loại trái cây này
Khó mà biết được nguồn gốc thật của những loại trái cây này

Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức xác nhận, hàng đêm số lượng trái cây Trung Quốc như táo, lê, cam vẫn chiếm 50% sản lượng trái cây ngoại nhập tại chợ. Tuy nhiên, đối với sản phẩm bán tại đây, chợ vẫn phân thành khu bán sản phẩm rõ ràng. Còn việc phân bổ và bán hàng cho ai và bán như thế nào thì do tiểu thương hợp đồng với khách hàng.

Theo Tổng cục Hải Quan, năm 2013 táo là sản phẩm được nhập số lượng lớn lên đến 23,8 triệu USD. Trong đó, táo Trung Quốc chiếm 75% với số lượng là 53.000 tấn. Riêng đầu tháng 8/2014, số lượng táo nhập từ Trung Quốc chiếm 57% tổng lượng táo nhập khẩu. Tuy vậy, một điều bất ngờ là hiện nay rất ít sạp trái cây bán táo Trung Quốc. Vậy những loại táo Trung Quốc nhập khẩu về đã được tiêu thụ ở đâu và bằng cách nào đang là câu hỏi lớn đối với cơ quan chức năng cũng như người tiêu dùng.

Theo Dân Trí

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn