“Cá khô thôi mà thèm mãi”
Chợ Campuchia nổi tiếng không chỉ ở Sài Gòn mà còn nổi tiếng với nhiều người dân xa xứ “lỡ mê mẫn” đặc sản nhà láng giềng gần. Đi dọc vào chợ, những hàng khô cá treo thành dây nhỏ đập ngay vào mắt người đi chợ một thứ gì đó rất Cam. Tại đây các gian hàng bày bán rất nhiều loại khô đặc sản như khô cá trê, khô cá lóc, cá khô Biển Hồ, ếch khô..., bỏ ra chừng 50.000-80.000 đồng chúng ta đã dễ dàng bỏ vào giỏ những mùi vị đặt biệt của nước bạn.
Các gian hàng bày bán rất nhiều loại khô đặc sản như khô cá trê, khô cá lóc, cá khô Biển Hồ, ếch khô |
Khô cá là món ăn được ưa chuộng nhất ở chợ Campuchia. |
Gặp nhau liên tục nhiều buổi sáng, người phụ nữ khá lớn tuổi Phùng Ngọc Tre (nội trợ, ở quận 1, người Việt gốc Campuchia) cho biết mỗi buổi sáng bà đều bắt xe buýt đi hai, ba lượt để đến chợ này, chỉ để được thấy khô cá treo trên sạp và thưởng thức món chè bí hay còn gọi là chè bà-bơ-chon-chang.
“Vì loại chè này ăn ngày nào mua ngày đó và sẽ mất ngon nếu để quá lâu nên hầu như ngày nào tôi cũng qua đây mua, không phải riêng gì tôi mà gia đình tôi rất nhiều người thích món ăn này. Ở nhà rảnh rỗi nên đi để nhớ mùi vị quê hương”. Những người bán hàng ở đây dường như ai cũng quen với cái dáng ăn chè từ từ thưởng thức và nụ cười mỗi sáng của bà khi đùm túm được một vài phần chè đem về cho con cháu.
Chè Bà chơn chong hay gọi là chè bí ở chợ Campuchia. |
Người Campuchia đến nước bạn đi chợ
Ngoài những đặc sản trên, người dân đất nước Campuchia cũng không quên mang đến Việt Nam những loại đường thốt nốt lạ vị, những bó lá sầu đâu làm gỏi mỗi chiều nhâm nhi chén rượu cùng bạn hiền, rồi hòa mình vào dòng thơ “Mưa trên cây sầu đông” của nghệ sĩ Nhã Ca sáng tác.
Tình mình bây giờ như sương buổi mai
Nắng lên rồi, sương tan rồi
Tình mình bây giờ như cây sầu đông
Kiếp buồn hiu, kiếp sầu đông.
Lá sầu đâu |
Mắm bò hóc được lấy từ Campuchia sang |
Campuchia hòa lẫn vào Việt Nam từ văn hóa đến ẩm thực, đến nỗi khách du lịch nước bạn phải định kỳ qua “Campuchia thu nhỏ” ở Việt Nam thưởng thức món bún Num-bo-choc của bà Tư Xê bên góc chợ.
Cảnh người người xếp hàng chờ ăn món bùn nổi tiếng này đã là chuyện hết sức bình thường. Ngoài bán cá khô, gia đình bà Tư mang đến Việt Nam hương vị bún cá Num bo chóc, đặt biệt nhưng nguyên liệu chế biến món ăn này đều được mang từ quê nhà sang. Gia đình bà Tư Xê là người gốc Campuchia. Bà chia sẻ, món ăn này được làm từ thịt cá lóc trắng được đánh bắt từ biển Hồ và đương nhiên không thể thiếu được nguyên liệu nước nắm bò hốc được chan với thịt cá lóc thái khúc, tôi một chút nghệ tươi băm nhỏ mang màu vàng sóng sánh khiến tô bún càng thêm hấp dẫn và mang nét đặt trưng rất riêng của đất nước Campuchia.
“Để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của món ăn này, người ăn nên ăn kèm với đậu đũa, bông súng, bông điên điển sẽ làm tăng thêm hương vị của món ăn” - người phụ nữ gốc Campuchia sành sỏi tiếng Việt thổ lộ với chúng tôi.
Người đàn ông bán vàng đồng Campuchia, hàng mỗi năm chỉ bán vài ba ngày ở chợ này. |
Đến với chợ Campuchia, may mắn lắm vào những ngày đầu năm người ta mới bắt gặp được một người đàn ông đứng tuổi, tóc bạc ngồi đầu chợ bán vàng. Theo ông, đây là loại vàng đồng chính gốc nước Campuchia, rất đẹp và có thể né được nhiều loại gió, mỗi năm ông chỉ ngồi đây bán 3-4 ngày rồi về nước bán chủ yếu.
Người dân ở đây cũng đã khá quen thuộc với hình ảnh của ông vào những ngày đầu năm. Mỗi năm một thời gian không cố định nhưng mặt hàng được nhiều phụ nữ yêu thích ông bán luôn được chờ đợi. Mặc dù nói tiếng Việt không rành rỏi nhưng ông cũng đã góp phần mỗi năm vài ngày mang đến cho chợ Campuchia ở Việt Nam thêm độc đáo.
Có chợ Campuchia, người Việt cũng như người Campuchia ở Việt Nam đã không còn phải chạy vài tiếng đồng hồ từ TP.HCM xuôi về miền Tây qua biên giới để đùm đề thùng đóng gói, giỏ mang tay mang về nữa.
Theo PLO