Có vàng mà ôm, làm sao phải khóc?

Thứ bảy, 20/04/2013, 00:00
Đông đảo bạn đọc bị thu hút bởi bài: "Phát khóc vì ôm vàng" và đã gửi ý kiến phản hồi về tòa soạn.

Có vàng mà ôm còn khóc nỗi gì?

Bạn đọc chia sẻ ý kiến, đa phần động viên nhau chẳng có gì phải ‘khóc vì vàng” cả. Bạn Nguyen Luan giọng khôi hài: Có đống tiền (mua vàng) mà lại khóc ròng? Tôi lương 3 - 4 triệu đang…cười to đây, cũng muốn khóc như thế quá!
 
Nguyễn Vinh cũng ‘cao giọng’: Khóc gì chứ? Lúc vàng lên, lãi lấy tiền tiêu xài, mua sắm thì khi đó ai sướng? Giờ lỗ đi khóc. Chơi phải chịu thôi, chẳng có gì dễ dàng cả! Tương tự là ý kiến của Dang Manh: Nhiều người còn đang lo chạy bữa trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Có vàng mà ôm còn khóc nỗi gì? Đầu tư thì phải chấp nhận rủi ro chứ! Bạn Đỗ Văn cho rằng: Vàng có xuống giá nhưng chẳng có gì đáng lo, tiền trượt giá mới kinh hoàng... Giữ vàng cho an toàn.
 
Bạn Nguyen Huu Thanh phân tích: Mua lúc 17 triệu - 20 triệu giờ đem bán đã là lời rồi. Đừng đem so giá bây giờ với giá đỉnh điểm. Cái gì so sánh cũng có tính tương đối. Nếu nói giữ vàng sẽ lỗ nữa thì bán bây giờ đi, còn nói nó sẽ lên thì sao bạn không mua vào? Vì bạn thật sự không biết chiều hướng nó sẽ ra sao đúng không. Vậy thì đừng có than vãn như vậy. Vì thực tế bạn đã quá lời rồi so với giá 17 triệu.
 
Email sky.12379@yahoo.com.vn phụ họa: Với tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay, đồng tiền Việt Nam đang được định giá quá cao so với giá trị thực thì giữ vàng vẫn là yên tâm nhất. Có gì mà như ngồi trên đống lửa?

“Mấy bác cứ an tâm. Vàng có hao mòn đâu mà sợ? Bác đừng bán vội nếu đủ ăn đủ tiêu rồi thì đừng dại nhìn vào giá biến động đó. Năm nay giảm thì rồi sau sẽ tăng... Bác cứ giữ lấy. Nếu bác nhiều tiền bác cứ mua đi. Kiểu gì vàng sẽ tăng trở lại. Đó là quy luật. Rồi bác sẽ cười lại”, đó là lời động viên của bạn Nguyễn.

giá vàng
Ảnh minh họa

Bạn Lê Đông nhìn nhận: Đa phần người dân Việt Nam nếu không mua vàng tích trữ thì làm gì biết đầu tư, kinh doanh? Mà kinh doanh thì tỷ lệ rủi ro còn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư mua vàng. Đối với người dân mua vàng để tích trữ thì không quan trọng quá về sự lên xuống của giá vàng, vàng lên thì vui một chút, xuống thì cũng buồn một chút. Còn nếu muốn người dân không giữ vàng thì Nhà nước phải có những cơ chế, chính sách khác.

Lời khuyên của Hung Nguyen: Nếu đầu tư ngắn hạn thì đừng mua vàng. Còn vàng là của để dành cho mười, hai mươi năm sau thì cứ yên tâm đi, xuống rồi lên là bình thường. Cả nghìn năm nay vàng vẫn luôn có giá trị, chắc mọi người đều biết. Theo bạn Nho Cam thì: So với bất động sản và chứng khoán, giữ vàng vẫn là thượng sách.

Tiền chênh lệch nhập và bán vàng cực lớn, vào ngân sách được bao nhiêu? 

“Đi ngược đà ế ẩm của thị trường hàng hóa, giá vàng Việt Nam lại cao hơn giá thế giới 5,3 triệu đồng 1 lượng. Ngân hàng nhà nước nhập về qua năm phiên bán đấu giá đã bán tổng cộng 158.200 lượng, tương đương với 6 tấn vàng. Mỗi lượng lợi nhuận 5,3 triệu nhân với 158.200 lượng bằng 838,5 tỷ đồng. Chỉ chưa đầy một tháng con số lợi nhuận thật khủng khiếp”, đó là tính toán của Võ Tá Luân.
 
Còn bạn Nguyễn Hoàng nêu câu hỏi: Giá vàng trong nước chênh lệch với giá thế giới ngày càng cao, như vậy là bình ổn và quản lý thị trường vàng ở chỗ nào, và độ trễ là bao nhiêu lâu, một tháng, một năm hay mười năm xin cho dân biết?
 
Bạn Dzung Le thắc mắc: Lại phải chấp nhận chỉ được mua vàng qua đấu giá trong nước, với giá khởi điểm cao hơn nhiều so với giá thế giới? 
 
Câu hỏi tương tự của Nguyen Thanh Tuan: Vấn đề lớn nhất ở đây là tại sao các ngân hàng thương mại đang cần mua vàng để xóa nợ xấu về vàng trước tháng 6/2013, lại phải chấp nhận chỉ được mua vàng qua đấu giá trong nước, với giá khởi điểm cao hơn giá thế giới? Tại sao không để họ mua vàng trên thị trường thế giới, hoặc ủy thác cho "những ai có chức năng" nhập vàng về, với giá rẻ hơn giá độc quyền trong nước?
 
“Việc điều phối vốn và phối hợp với các Bộ để điều tiết dòng tiền và hỗ trợ sản xuất kinh doanh sao Ngân hàng nhà nước không làm, lại tham gia cái độc quyền vàng, đấu thầu vàng kiếm lợi? Thử hỏi số tiền nhập vàng và bán vàng chênh lệch lớn như thế này liệu vào ngân sách được bao nhiêu”? Đó là câu hỏi của bạn Tuấn Anh.
 
Còn Lê Minh Quy lo ngại: Toàn dân găm vốn, ngân hàng nhà nước cũng găm vốn (tăng dự trữ quốc gia liên tục trong thời gian qua), kinh tế đi về đâu? Đi về… làm ruộng nhanh kẻo không còn cơ hội!
 
Theo VietnamNet

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn