Do đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo, đánh giá những tác động của việc tăng giá than tới hoạt động của ngành điện cũng như giá thành sản xuất điện.
“Trên cơ sở báo cáo của EVN, Bộ sẽ có cơ sở để xem xét lộ trình điều chỉnh giá điện. Hiện nay EVN chưa có báo cáo gì, nên Bộ đang giao cho tập đoàn này xem xét và phải chờ EVN tính toán”, ông Cường nói.
Lần tăng giá điện gần đây nhất là từ ngày 22/12/2012. Khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá điện tối thiểu là 3 tháng. |
Liên quan đến việc cung cấp điện cho mấy tháng mùa khô sắp tới, đặc biệt là các tháng 5-6-7, Cục trưởng Cường cho hay hiện EVN đã cam kết sẽ cung cấp đủ điện sinh hoạt và sản xuất trong vài ba tháng tới, trừ những trường hợp biến động bất thường.
Riêng việc huy động các nguồn điện giá rẻ, trong đó có mua điện của Trung Quốc, vẫn sẽ được tiếp tục nhằm giảm thấp nhất giá thành sản xuất điện.
“Chúng tôi vẫn chỉ đạo các đơn vị khai thác tối đa điện than, khí cũng như mua điện của Trung Quốc, vì thực tế điện mua từ các đơn vị của Trung Quốc vẫn chưa phải là nguồn điện đắt nhất”, ông Cường khẳng định.
Theo quy định hiện hành, việc điều chỉnh giá điện phải được căn cứ trên cơ sở chi phí đầu vào, nhiên liệu, tỷ giá tại thời điểm tính toán biến động... để xác định giá bán lẻ hiện hành và cơ cấu sản lượng điện phát thay đổi. Nếu chi phí đầu vào như nhiên liệu, tỷ giá... tăng từ 5% trở lên, giá điện được điều chỉnh tương ứng sau khi đăng ký và được Bộ Công Thương chấp nhận. Khoảng cách giữa hai lần điều chỉnh giá điện tối thiểu là 3 tháng.
Lần tăng giá điện gần đây nhất là từ ngày 22/12/2012, với mức tăng xấp xỉ 5%, từ 1.369 đồng/kWh lên 1.437 đồng/kWh.
Theo VnEconomy