Cả 3 người "khổng lồ" nói trên đều cần hoặc thèm khát có nhiều bằng sáng chế về smartphone hơn nữa, vừa để tấn công vừa để phòng thủ trước các đối thủ. Nếu thiếu chúng, các thiết bị của họ rất dễ bị đòi bồi thường vì vi phạm bản quyền, hoặc tệ hơn, có thể bị yêu cầu ngừng sử dụng sáng chế.
Samsung đang phải trả tiền bản quyền cho Google trên mỗi thiết bị khi sử dụng HĐH Android
Cơn “sốt” bắt đầu được châm ngòi bằng vụ bán đấu giá hơn 6.000 bằng sáng chế từ Công ty Nortel phá sản. Đại diện của Google đã đưa ra mức giá là 900 triệu USD. Nhưng đến khi giá cuối cùng được phê chuẩn, Apple, Microsoft, cùng với Ericsson, RIM và các công ty khác đã thu mua toàn bộ số bằng sáng chế này với cái giá cao không ngờ đến: 4,5 tỷ USD.
Từ đó đến nay, InterDigital, một chủ sở hữu nhiều tài sản trí tuệ cho dành thiết bị không dây, cũng tiến hành bán những gì họ có. InterDigital có số bản quyền nhiều gấp rưỡi so với Nortel trước kia, dù giá trị thị trường của nó chỉ chưa đến 3 tỷ USD khi quy ra tiền mặt. Bên cạnh đó, tỷ phú 75 tuổi Carl Icahn cũng đã gây áp lực với công ty Motorola Mobility để bán bản quyền sáng chế của họ. Hiện tại, Motorola có hơn 17.000 bản quyền sáng chế, hầu hết dành cho thiết bị không dây.
Gần đây, Google cũng mua về hơn 1.000 bằng sáng chế khác từ I.B.M, bao gồm rất nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau với mục đích bọc lót cho các chỗ yếu của họ.
Những tính toán về giá trị nhanh chóng thay đổi. Những bản quyền sáng chế như kể trên, bao gồm mọi thứ, từ bản quyền biểu tượng (icon) của ứng dụng tới sổ địa chỉ, đang vẽ nên một cách rất chính xác về tương lai của thị trường smartphone đang phát triển rất nhanh chóng.
Tất nhiên, việc ráo riết mua về những bản quyền sáng chế này nhằm vào 2 lợi ích chính: một là chủ sở hữu mới sẽ phải trả ít hơn tiền bản quyền cho đối thủ, hai là họ có thể tự bảo vệ khỏi các vụ kiện cáo vi phạm bản quyền. Nhưng thậm chí hơn thế nữa, đó cũng là hồi chuông khiêu chiến đối với các đối thủ khác.
Microsoft đang yêu cầu Samsung trả 15 USD trên mỗi thiết bị sử dụng hệ điều hành Android của họ. Với hàng triệu chiếc điện thoại được sản xuất mỗi tháng, tất nhiên, số tiền mặt này rất đáng kể.
Mặt khác, số tiền phí bản quyền này có thể làm giảm sức hấp dẫn với người tiêu dùng. Một chiếc iPhone, với lợi thế không lo vấn đề bản quyền, có thể có chi phí sản xuất thấp, hoặc có nhiều tính năng hơn so với đối thủ của nó. Chính xác hơn là, thay vì kiếm một khoản phí bản quyền nhỏ từ khách hàng, Apple có thể đút túi số lợi nhuận cao hơn đến 10 lần thông qua việc bán iPhone, và thu lời nhiều hơn từ việc bán quảng cáo, âm nhạc, ứng dụng và các thứ khác.
Có thể coi việc nắm được độc quyền sáng chế như cú hích định hướng cho khách hàng smartphone, thậm chí thiết lập cơ cấu cho thị trường này trong khoảng thời gian hàng thập kỉ. Nó có giá trị hàng trăm tỉ USD. Những gì Apple đang làm được với iPhone là một ví dụ.
Điều này giải thích tại sao Google đang lấn sâu hơn vào việc giành lấy những tài sản trí tuệ của Motorola hay InterDigital; hay tại sao Microsoft và Apple có thể mạnh tay chi để giữ các sáng chế này khỏi lọt vào tay đối thủ của họ.
Cho đến thời điểm này, cả 3 "đại gia" công nghệ kể trên cộng lại đã chi đến hơn 160 triệu USD để giữ thế cân bằng của mình.
Việc định hình một thị trường smartphone trong tương lai như thế nào, câu trả lời cuối cùng hầu như nằm trong tay các đại gia như Google, Microsoft và Apple. Họ đi đến đâu, chắc chắn, giá trị tương lai của các bằng sáng chế này sẽ theo tới đó.
Theo PCWorld
Lê Thị Cẩm Tú