>>Google vẫn muốn trao đổi dữ liệu người dùng với Facebook
>>Google sắp thông minh hơn gấp... 1.000 lần
Biểu tượng Doodle lần này của Google là nhạc cụ có tên "Moog synthesizer", một trong những phát minh của ông. "Moog synthesize" còn được gọi một cách ngắn gọn là "Moog" như để tri ân “cha đẻ” của nó. Moog có thể mô phỏng nhiều loại âm thanh khác nhau, cho phép nhạc sĩ “chế” ra nhiều loại âm thanh bắt chước tiếng thiên nhiên, âm thanh của đàn dây, kèn, bộ gõ... với nhiều âm vực khác nhau chỉ với một cú gạt cần, quay số hay trượt nút bấm. Nhạc cụ này đã tạo ra một cuộc cách mạng âm nhạc trong những năm 1960 về sau.
Được sinh ra tại vùng ngoại ô của New York vào năm 1934, từ nhỏ, Robert Moog đã có niềm đam mê mãnh liệt với lĩnh vực âm thanh điện tử. Năm 14 tuổi, Moog-được sự động viên của người cha đã sáng chế ra nhạc cụ điện tử đầu tiên có tên gọi theremin. Gia đình ông đã mở công ty kinh doanh nhạc cụ này khi Moog 19 tuổi.
Bên cạnh đó, nhờ học tập và nghiên cứu cần mẫn, ông đã có bằng kĩ sư điện tử tại Đại học Columbia và sau đó là bằng tiến sĩ vật lí tại Đại học Cornell. Ông qua đời vào năm 2005 vì căn bệnh ung thư não quái ác, hưởng thọ 71 tuổi.
Người dùng khi truy cập vào Google có thể sử dụng các chức năng tương tự như đang được chơi nhạc trên một cây nhạc cụ Moog thật sự. Họ cũng có thể sáng tạo những bản nhạc “độc” cho riêng mình và sau đó ghi âm lại. Theo trang tin Mashable, Google cũng cho phép người dùng chia sẻ các bản nhạc của họ tới bạn bè qua mạng xã hội Google+.
Đây không phải là lần đầu tiên Google “trình làng” một biểu tượng Doodle để tưởng niệm các huyền thoại âm nhạc. Vào tháng 6 năm ngoái, để tưởng niệm huyền thoại Les Paul, Google đã giới thiệu biểu tượng Doodle là một cây guitar điện và người dùng cũng có thể chơi nhạc trực tiếp trên biểu tượng này. Theo phân tích của Rescue Time- chủ sở hữu của phần mềm kiểm soát thời gian cùng tên, người dùng Internet trên toàn thế giới đã tiêu tốn tới 268 triệu USD chỉ vì tò mò thử “nghịch” cây đàn guitar điện tử này trên trang chủ của Google.
Theo Genk