Nếu đưa ra con số cụ thể về tình hình làm ăn của các doanh nghiệp xây dựng, BĐS sẽ có những số liệu cụ thể như sau: 42.197 doanh nghiệp (năm 2011 là 33.362 doanh nghiệp), chiếm hơn 80% số doanh nghiệp hiện đang hoạt động báo lãi. Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là 15.296 doanh nghiệp (năm 2011 là 14.998 doanh nghiệp).
Như vậy, so sánh giữa năm 2011 và 2012 năm được coi là khủng hoảng sâu nhất với rất nhiều cụm từ mô tả như “cắn răng chịu lỗ” thậm chí là “chết lâm sàng” thì dường như phản ánh trái ngược hoàn toàn với con số báo cáo.
Theo Bộ Xây dựng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ năm 2011 là gần 15 nghìn, và con số doanh nghiệp thua lỗ năm 2012 chỉ tăng lên 2 nghìn. Còn doanh nghiệp lãi năm 2011 là 33,3 nghìn, năm nay tăng gần 1/3 là 9 nghìn doanh nghiệp so với năm 2011.
Với con số gấp doanh nghiệp làm ăn lãi nhiều gấp 4 lần so với doanh nghiệp thua lỗ thì không thể nói năm 2012 là năm “bết bát” mà nên gọi thẳng là vẫn “ăn nên làm ra”. |
Như vậy năm 2012 được các doanh nghiệp tự kêu là “khó khăn chưa từng thấy” thì số doanh nghiệp làm ăn có lãi vẫn gấp hơn 4 lần doanh nghiệp báo lỗ. Với con số gấp doanh nghiệp làm ăn lãi nhiều gấp 4 lần so với doanh nghiệp thua lỗ thì không thể nói năm 2012 là năm “bết bát” mà nên gọi thẳng là vẫn “ăn nên làm ra”.
Tuy nhiên, lãi là một chuyện, còn có chia phần lãi đó như trách nhiệm với nền kinh tế hay không lại là chuyện khác. Phát biểu trong phiên giải trình trước UB Kinh tế Quốc hội, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng thừa nhận giá bất động sản chỉ giảm khoảng 5%, còn phân khúc chung cư là phân khúc kinh doanh chính của các doanh nghiệp bất động sản thì giảm 15-29%.
Bất động sản nói chung giảm 5%, còn giá chung cư giảm nhiều nhất chỉ tiệm cận với ngưỡng 30% này được đánh giá là giảm cũng “vừa phải” chứ không giảm sâu như những báo cáo thị trường của các công ty tư vấn BĐS CBRE hay Savills nói giảm 30 tới 50% vẫn không bán được.
Tuy giảm ít như vậy nhưng trong năm 2012 những lời kêu cứu vẫn được cất lên thống thiết, Hiệp hội BĐS TP.HCM, Hiệp hội BĐS Việt Nam liên tục kêu cứu kiến nghị những giải pháp ưu đãi hỗ trợ. Trong các kiến nghị này có đưa ra giải pháp giảm giá nhưng không nói rõ, đi sâu phân tích chi tiết về việc giảm giá này so với nhu cầu và túi tiền của người dân.
Khoảng vài tuần trở lại đây, tin từ Bộ Xây dựng và các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng các doanh nghiệp BĐS đã ùn ùn xếp hàng xin chuyển đổi dự án nhà thương mại sang nhà xã hội để được hưởng nhiều ưu đãi hơn.
Câu hỏi đặt ra, cơ quan quản lý Nhà nước có cần tạo ra sự náo nhiệt xếp hàng xin chuyển đổi này khi phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang có lãi và giá nhà đã giảm nhưng vẫn xa với túi tiền của người dân…
Theo Dân Trí