Theo đề án, những gia đình sinh con một bề là gái theo đúng chính sách gia đình có từ 1-2 con, sẽ được hỗ trợ bằng tiền mặt, đứa trẻ gái (con thứ 2) khi lớn sẽ được ưu tiên về chế độ bảo hiểm y tế, học phí. Ngoài ra, những người cao tuổi sinh con gái một bề cũng sẽ được hưởng chế độ an sinh xã hội ưu tiên hơn.
Dòng họ mà không có con trai thừa kế thì cũng không được
Tuy nhiên, đề án này liệu có thể thực hiện được, yếu tố kinh tế liệu có thể chiến thắng được định kiến xã hội đã ăn sâu trong nhận thức của người Việt?
Liệu yếu tố kinh tế có thể chiến thắng được định kiến |
Theo quan điểm của bác Vũ Đình Dậu - 68 tuổi, Chủ tịch hội dòng họ Vũ Võ (Hoàng Mai, Hà Nội): "Chính sách này khi đưa ra chỉ là an ủi một phần, nhưng về cơ bản nó không mấy tác động đến tình trạng nạo phá thai như hiện nay, không thay đổi được tâm lý muốn sinh con trai của người Việt. Vì trên thực tế, tư tưởng muốn có con trai đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam.
Cả một dòng họ mà không có con trai thừa kế thì cũng không được, người con trai phải có trách nhiệm gánh vác chuyện thờ cúng của dòng họ, không thể giao cho con gái. Nên nếu vợ không sinh được con trai thì người chồng bắt buộc phải đi kiếm ngoài. Ở nông thôn, chuyện 60-70 tuổi tự nhiên dắt một đứa con về giới thiệu bây giờ vẫn là chuyện bình thường".
Còn theo bác Nguyễn Tiến Sơn (Bồ Đề, Long Biên), cho rằng việc sinh con gái, hay trai là không quan trọng nhưng tâm lý chung thì ai cũng muốn có con trai. "Trong suy nghĩ của người Á Đông vẫn muốn có một người con trai, đây là điều hiển nhiên mà mỗi gia đình hay dòng họ đều mong muốn".
Cũng theo bác Sơn, trong những dòng họ, vùng nông thôn để thay đổi được quan điểm con trai, con gái là rất khó. Vì nó gắn liền với trách nhiệm của cả gia tộc và vị thế, vai vế trong cả một dòng họ. "Những gia đình trưởng tộc mà không có con trai thì bắt buộc việc thờ cúng phải giao lại cho con thứ. Nhiều nơi, khi có lễ, Tết, hội hè những người không có con trai sẽ bị phân biệt đối xử như ngồi mầm trên, mâm dưới, không được nói to hoặc phải phục vụ các cụ lão trong chi, họ".
Đối với người Việt, đó là gánh nặng tâm lý, là điều không thể chấp nhận được. Thậm chí, có những gia đình sinh đến 5-6 con gái vẫn phải cố sinh bằng được con trai là vì thế.
Chính sách khi sinh con một bề là gái nhằm đánh mạnh vào tư tưởng trọng nam khinh nữ đang nới rộng khoảng cách mất cân bằng giới tính giữa nam và nữ. Hiện nay, tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam là 112,3 nam/nữ. Với tốc độ gia tăng này, các chuyên gia đã ước tính, Việt Nam sẽ thiếu khoảng trên dưới 4 triệu cô dâu vào năm 2030.
Năm 2009, Hưng Yên và Hải Dương đứng đầu cả nước về mất cân bằng giới tính thì đến năm 2011, Quảng Bình và Bắc Ninh lại vượt lên, với tỉ lệ 120 bé trai/100 bé gái. Một số tỉnh như Thái Bình trao tặng quà cho các gia đình sinh hai con gái, Hòa Bình khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái nhất là các em gái trong gia đình sinh con một bề nữ...
Không điều chỉnh được đối tượng chính
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cử - Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề Xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nói trên Tiền Phong rằng ông "hơi sốc" khi biết dự thảo này. Nếu thực hiện sẽ nảy sinh tiêu cực, bất bình đằng vì bé gái thì được hỗ trợ, bé trai thì không.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cử - Nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề Xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân |
TS Cử cũng băn khoăn, trước một thực tế đa số người theo đuổi sinh con gái đều là những gia đình khá giả, nên không khéo chính sách này không tác động đến đối tượng chính. Vì thế, tính hiệu quả cần phải được xem xét bài bản.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông, trước thực tế chênh lệch trai, gái hiện nay, các giải pháp mang tính chất đột phá như vậy là rất cần thiết. Nhưng phải tính toán về mức hỗ trợ, hỗ trợ thế nào, hộ trợ đến bao giờ. Ít có khi không hiệu quả, nhiều thì ngân sách khó đỡ, TS Cử cho biết thêm.
Cùng quan điểm, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tại Hà Nội, khẳng định: Không tin vào việc cấp tiền cho các gia đình sinh con một bề (nữ) lại góp phần mang lại sự cân bằng giới tính. Mặt khác, nó sẽ gây nên sự mất cân bằng và mất công bằng khác.
Tôi cho rằng, chúng ta cần tránh việc lập ra đề án mà không mang lại hiệu quả thực tế. Số tiền sử dụng cho đề án này sẽ lấy từ ngân sách nhà nước, tức là tiền của người dân. Nếu không quản lý và sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ đổ ra sông ra bể.
Bên cạnh đó, cũng không ít những ý kiến khác cho rằng đó là một "sáng kiến", cần phải mở rộng. Ông Hoa Hữu Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, đây là sáng kiến về dân số và cả gia đình. Nếu chính sách này được ban hành và thực thi, nó sẽ tác động tới một bộ phận người dân, gia đình đang sinh hai con gái, hoặc các gia đình trẻ, ông Vân cho biết thêm.
Chống xúc phạm người sinh con một bề Năm 2009, tại Dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số của Tổng cục Dân số cũng đề ra nhiều quy định chống xúc phạm người sinh con một bề như: |
Theo Baodatviet