Bi hài chuyện kiểm tra "máy móc" trước khi cưới

Chủ nhật, 24/03/2013, 10:58
Không ít trường hợp yêu nhau say đắm nhưng không vượt qua được những cấm đoán của gia đình khi biết một trong hai bạn trẻ có “vấn đề”…

Đứt gánh giữa đường… vì khám sức khỏe sinh sản

Sau hai năm trời miệt mài “trồng cây si”, Quang Anh chàng sĩ quan phòng không 28 tuổi cũng "cưa đổ" cô sinh viên y khoa trẻ tên Mai.

Đợi chờ mãi cũng đến ngày nàng ra trường và có công việc ổn định tại một bệnh viện ở Hà Nội, Quang Anh vui mừng như bắt được vàng khi Mai gật đầu chấp nhận lời cầu hôn. Chỉ còn hơn chục ngày nữa là đến đám cưới, mọi thứ chuẩn bị cho đám cưới đã đâu vào đó.

Đang hớn hở chờ ngày đón cô bác sĩ xinh đẹp về “góp gạo thổi cơm chung”, Quang Anh như chết lặng khi Mai yêu cầu cả hai cùng đi khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân.

Cảm giác như từ trên 9 tầng mây rơi xuống đất, lòng tự ái, tự tôn của người đàn ông bị tổn thương ghê gớm, Quang Anh thét lên: "Anh to cao, khỏe mạnh thế này, bệnh tật gì mà em bắt anh đi khám với chẳng xét. Em có bị bệnh nghề nghiệp ám ảnh quá không đấy? Em muốn “đọc vị” chồng trước khi cưới để tránh rủi ro à? Đã thế thì không cưới xin gì nhé!..."

Nói xong Quang Anh đùng đùng nổi giận bỏ về không để người yêu giải thích một lời. Ngay ngày hôm sau, Mai nhận được lời hủy hôn từ nhà trai.

Khám sức khỏe sinh sản
Khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân là điều cần thiết nhưng cũng đã và đang gây nên bao câu chuyện bi hài khiến tình yêu, hôn nhân đứt gánh giữa đường (Ảnh Internet - minh họa)

Tương tự là trường hợp của Thanh, 25 tuổi, ở Ba Đình – Hà Nội. Trước ngày cưới gia đình nhà chồng yêu cầu Thanh đi làm các xét nghiệm sinh sản để đảm bảo rằng “máy chạy tốt” với lí do chồng tương lai của cô là con một. Dù rất ấm ức và tủi thân nhưng Thanh vẫn chấp nhận cùng mẹ chồng tương lai đến khoa sản của Trung tâm Y khoa Thái Hà – Hà Nội làm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Đinh ninh với suy nghĩ mình là người khỏe mạnh, kinh nguyệt hàng tháng đều như vắt chanh sẽ chẳng có vấn đề gì về chuyện sinh nở sau này nhưng khi đọc kết quả xét nghiệm, Thanh như "Từ Hải chết trôn chân giữa trận mạc". Kết quả xét nghiệm kết luận Thanh bị giảm dự trữ buồng trứng, khả năng thụ thai thấp và khó giữ thai.

Nhìn tờ kết quả xét nghiệm, bà mẹ chồng tương lai sa sầm mặt mày, nổi giận đùng đùng. Ngày hôm sau, gia đình nhà chồng tương lai hủy hôn mặc cho Thanh đau đớn đến quằn quại.

Dù đã trót “ăn cơm trước kẻng” với nhau cả năm trời nhưng trước ngày cưới Duy và Hương vẫn cùng nhau đi khám sức khỏe sinh sản trước khi cưới vì cả hai cùng lo lắng trong thời gian “vụng trộm” đã dùng quá nhiều các cách tránh thai khác nhau.

Sau khi khám và làm các xét nghiệm tại Trung tâm Y khoa Thái Hà, các bác sĩ kết luật Hương hoàn toàn bình thường nhưng Duy thì có biểu hiện tinh trùng ít và yếu. Không những thế, ống dẫn tinh của Duy còn có biểu hiện tắc cần phẫu thuật.

Cảm thấy mình là người “vô dụng”, lòng tự tôn của người đàn ông bị động chạm,… và vô cùng xấu hổ trước bạn gái, Duy quyết định chia tay nhưng Hương kiên quyết không chịu. Đám cưới của Duy và Hương vẫn diễn ra như dự định. Hương chấp nhận cùng người đàn ông mình yêu thương xây đắp một gia đình hạnh phúc và sẽ cùng Duy trên hành trình chữa trị.

Khám sức khỏe sinh sản
 Bác sĩ Lê thị Kim Dung - Trưởng khoa Sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà

Một thao tác đơn giản để có hôn nhân an toàn

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Lê Thị Kim Dung – trưởng khoa sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà, Hà Nội cho biết: “Khoảng vài năm trở lại đây, giới trẻ có xu hướng làm các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân ngày càng nhiều. Việc làm này nhằm hướng đến một hôn nhân an toàn, bền vững trong tương lai.

Việc khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân cũng giúp các bạn trẻ biết được những căn bệnh nam khoa, phụ khoa ở cả hai để có cách giải quyết, điều trị kịp thời nhất.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cũng làm cho không ít tình yêu đổ vỡ, đứt gánh giữa đường. Nhiều bạn trẻ đã “hủy hôn” vì đối phương có những “trục trặc” trong việc sinh đẻ sau này. Không ít trường hợp yêu nhau say đắm nhưng không vượt qua được những cấm đoán của gia đình khi biết một trong hai bạn trẻ có “vấn đề”…”

Cũng theo bác sĩ Dung, nhiều cặp đôi trước khi cưới tìm đến Trung tâm không chỉ để khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân mà còn để trị liệu tâm lí và học cách “cởi mở” với người bạn đời tương lai.

“Giới trẻ hiện nay thường gặp những vấn đề về rối loạn xu hướng tình dục, rối loạn chức năng tình dục và bệnh bất khả kháng liên quan đến cơ quan sinh dục.

Rối loạn xu hướng tình dục gặp ở những người ái nam, ái nữ. Bản thân họ có xu hướng thỏa mãn tình dục khác (với người cùng giới) nhưng buộc phải kết hôn với người khác giới. Họ không tìm được khoái cảm tình dục với người bạn đời.

Xu hướng rối loạn chức năng tình dục gặp ở cả nam và nữ những tập trung nhiều ở nữ giới. Người phụ nữ khi gần gũi với bạn tình không đạt được khoái cảm tình dục hoặc mặc cảm, tự ti, ghê sợ chuyện động chạm thân thể... Họ coi chuyện quan hệ vợ chồng cái một sự động chạm xác thịt bẩn thỉu.

Các bệnh nam khoa, phụ khoa như liệt dương, yếu sinh lí, tinh trùng ít và yếu, tắc ống dẫn tinh, không có tinh trùng,… không có âm đạo, tắc vòi trứng, giảm số lượng dự trữ buồng trứng, co thắt âm đạo khi quan hệ tình dục… Tất cả những điều này đều là “bệnh” cần được chẩn đoán và điều trị sớm”, bác sĩ Dung nói.

Chia sẻ về chuyện khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân, bác sĩ Lê thị Kim Dung nhấn mạnh:“Chuyện khám sức khỏe sinh sản trước hôn nhân là vô cùng cần thiết. Chỉ một thao tác đơn giản để biết được tình trạng sức khỏe sinh sản của mình, biết được những vấn đề về sức của mình và đối phương để có cách điều trị và khắc phục nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đó sẽ là tác nhân thúc đẩy hôn nhân bền vững. Tại sao lại không làm khi tình yêu đã đủ lớn và xác định đi đến hôn nhân…”.

Theo TTVN

Các tin cũ hơn