Tâm linh giả hay bệnh chứng
BS Nguyễn Văn Thắng, Chủ nhiệm Khoa giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn, chuyên gia nghiên cứu về năng lượng tâm linh, có bài viết phân tích: Tôi đã đọc và nghiên cứu kỹ trường hợp này. Tôi đều công nhận những ý kiến giải thích của những nhà khoa học và các chuyên gia.
Tất nhiên cũng thông cảm được phần nào cho anh Lê Minh Hoàng, bởi việc kết luận về năng lượng tâm linh là việc rất khó. Không vội kết luận là anh Hoàng có khả năng này hay không; hoang tưởng hay trí tuệ; thần thánh hay bệnh hoạn...
BS Nguyễn Văn Thắng phân tích, cơ thể chúng ta được hợp nhất bởi 3 cơ thể là: Cơ thể vật lý, cơ thể năng lượng và cơ thể tâm linh. Đối với cơ thể vật lý và cơ thể năng lượng phần nào chúng ta đã và đang dần kiểm soát và làm chủ được nó. Còn năng lượng tâm linh chúng ta vẫn hạn chế trong sự hiểu biết.
Có chăng chỉ là các dịch lý của các tổ sư truyền lại mà chúng ta có thể tin hay không tùy theo căn cơ của mỗi người mà tu luyện theo, để mong phần nào khả năng đó dần hiện hữu và trở thành hiện thực.
Trước mắt chúng ta hãy coi hai thế giới vật chất và tâm linh đang cùng tồn tại, trong đó thế giới vật chất thì thấy được, còn thế giới tâm linh thì không thấy được, mà do những người tu luyện và khổ luyện mà giác ngộ phần nào, còn các bậc đại giác ngộ thì đã đạt đến tuyệt đối chân lý. Họ hoàn toàn làm chủ được tâm linh, làm chủ pháp giới như Đức Phật, các vị A La Hán...
Theo BS Nguyễn Văn Thắng, việc tự dưng xuất hiện những khả năng như anh Lê Minh Hoàng, cũng như những chuyện dị thường khác đều là những khả năng về tâm linh có thật. Nếu đứng trước những hiện tượng kỳ bí khoa học nên kiểm chứng để loại trừ những hiện tượng tâm linh giả hay bệnh chứng tạo nên; cũng như tạo điều kiện cho họ thể hiện những khả năng họ có theo năm tháng mới nên có kết luận.
Anh Hoàng tại sân thượng tòa soạn báo. |
Sóng giao cảm và sự hợp nhất năng lượng
Theo BS Nguyễn Văn Thắng, ở con người và vạn vật đều có sóng giao cảm, "Đức Phật đã chỉ giáo là "vạn vật đều có tâm linh". Từ khi con người xuất hiện ý thức, thì sóng giao cảm này yếu dần, còn ở loài vật thì rất mạnh, cho nên loài vật cảm nhận và linh ứng rất nhạy cảm với sự biến động với các tần số sóng trong vũ trụ mà mắt thường không thấy được.
Con người chỉ dựa theo sự biến đổi của loài vật mà dự báo như "Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm". Tùy theo áp suất của tự nhiên mà chuồn chuồn bay ở tầng đó, để tồn tại nó nổi lên, bay cao khi khí loãng nhẹ, hạ xuống bay thấp khi khí đặc và nặng. Thông qua sự bay cao, thấp của con chuồn chuồn mà con người định được nắng mưa.
Hay loài động vật máu nóng, khi nhiệt lực của vũ trụ giảm, nó tự di cư về phương Nam và khi nhiệt lực của vũ trụ tăng, thì động vật máu lạnh tự di cư về phương Bắc. Sự di cư này để hợp nhất về năng lượng giữa hậu thiên và tiên thiên để tồn tại không thông qua ý thức.
Cũng như loài dơi bay tốc độ cao trong phòng mà không lao vào tường cũng nhờ sóng này. Những năng lượng cảm xạ này ở động vật là năng lượng nguyên thủy, năng lượng tiên thiên để kết hợp với vạn vật.
Ở con người có sự can thiệp của năng lượng hậu thiên thông qua ý thức để phục vụ cho hoàn cảnh hậu thiên cao hơn. Nhưng con người đã phá vỡ năng lượng tiên thiên để phục vụ cho cuộc sống hiện đại, chính đó con người không còn hợp nhất với vũ trụ (tiên thiên), không còn thích ứng được với điều kiện, phương tiện và hoàn cảnh tiên thiên nữa.
Theo BS Nguyễn Văn Thắng, trường hợp của anh Lê Minh Hoàng là trạng thái tự kỷ. |
Trong khí công thì năng lượng này cũng là năng lượng tiên thiên trong con người (gọi là nguyên khí). Năng lượng tiên thiên này thông qua năng lượng hậu thiên như: ăn uống, nghỉ ngơi, lao động và luyện tập hợp lý sẽ làm cho dòng "chân khí" này mạnh hơn và trường tồn.
Khi đó "nguyên khí" là năng lượng gốc và "chân khí" là năng lượng đang tồn tại trong ta đã hợp nhất làm một và hợp nhất với năng lượng tuyệt đối. Ở những người tu luyện cao mới có năng lượng này - nên họ vô bệnh và trường thọ.
Ở các vật thể nó tự điều chỉnh theo sóng cảm xạ, không thông qua ý thức (không có ý thức) mà thông qua năng lượng gốc (tiên thiên) từ thân phát ra. Ở các vị chân tu như đạo sĩ, thiền sư... thì ngược lại với người bình thường và cao hơn loài vật nhiều lần.
Bởi vì họ đã vượt qua ý thức, làm chủ tâm linh để hợp nhất với chân lý, hợp nhất với năng lượng tuyệt đối. Những sự biến động vô vi hay hữu vi, hữu hình hay vô hình họ đều cảm nhận một cách sâu sắc từ trạng thái tâm thanh tịnh. Vì khi tâm thanh tịnh xuất hiện thì ý thức bắt các giác quan đóng lại, lục cảnh tan, tâm họ trở thành toàn thể và thấy biết được tất cả các sóng vi thể trong pháp giới mênh mông này.
Khả năng tâm linh này ở người bình thường đôi lúc xuất hiện như có giây phút linh cảm đã là hiện thực (linh cảm cũng chính là trạng thái tâm linh thuần khiết). Cũng chính những lúc ở trong trạng thái linh cảm đó mà con người rất tinh tường, có khả năng cảm nhận và dự báo nhiều điều. Nhưng khả năng này không tồn tại lâu. Nhưng đối với các chân sư thì khả năng này là vô tận "thường trụ".
Trạng thái tự kỷ
Đánh giá về trường hợp của anh Lê Minh Hoàng, BS Nguyễn Văn Thắng phân tích theo hai khả năng trên như sau. Thứ nhất là linh cảm (sự cảm nhận của tâm linh không thông qua ý thức) thì khả năng này ai cũng có nhưng xuất hiện không nhiều và không theo ý thức (ý muốn của con người).
Đây không phải trường hợp anh Hoàng vì anh Hoàng có dùng ý nghĩ. Thông qua ý nghĩ thì đều thuộc lớp tâm sâu (lớp tâm công dụng thì không có công năng của linh cảm). Linh cảm là trạng thái tâm lý đặc biệt nằm trong lớp tâm sâu (tâm thể tính) nằm trong thể vía phát ra.
Thứ hai, nếu là "chân sư" thì anh Hoàng cũng không phải vì do khổ luyện cùng tâm đạo mà có khả năng. Vì vậy, theo BS Nguyễn Văn Thắng, trường hợp của anh Lê Minh Hoàng là trạng thái tự kỷ. Do tinh thần thâm nhập quá nhiều những huyền thoại của những vĩ nhân mà tâm không tỉnh giác nên bị ái nhiễm và tự thấy mình có khả năng này nọ như từ thần thoại bước ra.
Con người có thể dự báo thời tiết qua bệnh lý |
"Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và phát triển của các bệnh lý trong đó đặc biệt rõ rệt là các bệnh khớp. Nhiều bệnh nhân xương khớp đều nghĩ rằng khí hậu thay đổi và những thay đổi thời tiết đều gây đau xương khớp và thậm chí họ có thể dự báo được thời tiết. Từ năm 1879, Everett lần đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của sự xuất hiện giông bão lên đau xương khớp trên 50 người, ông nhận thấy những người này đau khớp tăng lên trước khi có giông bão và đau khớp liên quan cả đến tốc độ của cơn giông đang đến. Nhiều nghiên cứu sau này cũng khẳng định điều này. Thậm chí người ta còn xác định được mối liên quan giữa đau xương khớp và thời tiết qua rất nhiều thông số như nhiệt độ, độ ẩm, áp lực khí quyển, mưa gió, thậm chí tuyết rơi và băng giá, áp suất khí quyển trung bình trong ngày, biên độ thay đổi áp suất trong ngày, tốc độ của gió, sương mù... Vì vậy, mà nhiều bệnh nhân bằng kinh nghiệm có thể dự báo được thời tiết". TS Trần Trung Dũng (Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Việt Đức) |
Theo Kienthuc