Cô giáo Đặng Nguyệt Anh trả chữa bài "thư gửi lãnh đạo Trung Quốc"

Thứ hai, 08/04/2013, 15:12
"Chúng em luôn ghi tạc trong lòng: Trường Sa, Hoàng Sa là hai quần đảo của Việt Nam".

Chiều ngày 5/4, cô giáo Đặng Nguyệt Anh đã trả và chữa bài kiểm tra cuối tháng 3 cho các học sinh tham gia Câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu Văn của Lớp 4 Trí Đức.

Trong bài kiểm tra này có đề văn "lạ" đã và đang nhận được sự quan tâm của cả nước: “Nhập vai một em nhỏ có bố là thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá của Việt Nam vừa bị Trung Quốc bắn cháy ca-bin, con hãy viết một bức thư gửi nhà lãnh đạo Trung Quốc để bộc lộ những cảm xúc và ước mong”. Đề văn do cô giáo Đặng Nguyệt Anh đưa ra trong buổi viết bài cuối tháng, ngày 29/3/2013.

Cô Nguyệt Anh cho biết: đề bài lần này, phần Tiếng Việt vừa sức học sinh lớp bốn còn đề tập làm văn khá mới lạ, yêu cầu khá cao. Song cô vẫn mạnh dạn cho học sinh làm vì cô rất muốn những học sinh khá văn và yêu văn thử sức với một đề bài yêu cầu học sinh phải quan tâm đến tình hình thời sự, biết hóa thân vào nhân vật có hoàn cảnh khác xa mình và biết phát biểu ý kiến về một vẫn đề có liên quan đến biển đảo Việt Nam.

Tại buổi trả chữa bài, cô Nguyệt Anh khen các em trong Câu lạc bộ đã cố gắng làm bài và một số em viết được những bức thư khá tốt, trong đó có Trương Ánh Dương và Vũ Tuyên Hoàng. Sau đó, cô trả bài làm đã được chấm cho các em.

Tiếp theo, cô tỉ mỉ hướng dẫn học sinh về phần đặt câu để câu văn đúng về ngữ pháp và hay về ý nghĩa. Trước lời giảng của cô Nguyệt Anh, học sinh trong lớp chăm chú lắng nghe, các em nắn nót viết vào vở những câu văn do các em đặt, cô giáo góp ý và chọn làm ví dụ.

Trong đó có những câu như: Cô Nguyệt Anh nói với chúng em: “Tìm hiểu, nhớ ghi lịch sử dân tộc cũng là yêu nước, các con ạ” (câu có dấu hai chấm và dấu phảy); Chúng em luôn ghi tạc trong lòng: "Trường Sa, Hoàng Sa là hai quần đảo của Việt Nam" (câu có hai từ “Trường Sa”, “Hoàng Sa”)

Truong Sa

Ảnh chụp từ vở Tiếng Việt của  Ánh Dương trong giờ trả chữa bài.

Tiếp theo, cô Nguyệt Anh ôn lại cho các em về cách làm bài văn dưới hình thức một bức thư. Sau đó, cô hướng dẫn cả lớp vận dụng lý thuyết chung vào việc viết thư gửi nhà lãnh đạo Trung Quốc. Trong vở ghi của các em có viết:

Truong Sa
Truong Sa

Bức thư cần có 3 phần:

- Phần đầu thư nêu: Địa điểm, ngày…tháng…năm viết thư (chú ý về địa điểm và thời gian xảy ra sự kiện) và lời hô gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc.

- Phần chính của bức thư: giới thiệu ngắn gọn về bản thân (theo yêu cầu nhập vai); nêu lý do viết thư; bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của bản thân và gia đình về sự kiện chiếc tàu đánh cá của nhà mình bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin; bộc lộ mong muốn con tàu sớm được khôi phục lại để bố và các thuyền viên khác lại được ra khơi đánh cá.

Đề nghị nhà lãnh đạo Trung Quốc rút các tàu hải giám, tàu ngư chính ra khỏi vùng biển của Việt Nam để ngư dân được yên tâm đánh bắt cá, để mình và mẹ không phải lo âu cho bố trong những lần ra khơi, để người dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc được sống trong yên vui, hữu nghị; mong cho trái đất là mái nhà chung ấm áp của tất cả mọi người.

Truong Sa

- Phần cuối thư: Lời chúc, lời chào và viết tên.

Cô giáo Nguyệt Anh lưu ý học sinh: Thư không cần viết dài, lời lẽ, giọng điệu trong bài cần đúng mực, thể hiện sự lễ phép của một học sinh ngoan, một người con biết thương bố mẹ, yêu biển đảo quê hương. Nhưng, bức thư phải thể hiện rõ thái độ bất bình trước hành động sai trái của tàu Trung Quốc và khẳng định người dân Việt Nam yêu nước quyết tâm bảo vệ biển đảo của Tổ quốc mình.

Truong Sa

Cuối buổi chữa bài, hai em học sinh trong Câu lạc bộ được cô Nguyệt Anh mời lên đọc bài cho các bạn cùng nghe. Buổi sinh hoạt Câu lạc bộ kết thúc bằng một tràng pháo tay và những nụ cười rạng rỡ.

Theo GDVN

 

Các tin cũ hơn