Đã có hàng ngàn người biểu tình giận dữ tại thủ đô Bangkok, nơi phong trào chống chính phủ đang sôi lên. Những cuộc biểu tình không đại diện cho sự dân chủ, nhưng lại có đủ sức mạnh để thay đổi chính phủ.
Những người biểu tình tức giận với chính phủ hiện tại của bà Yingluck Shinawatra, người đại diện cho đảng Pheu Thái – đảng đã dẫn đầu cuộc bầu cử năm 2011. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, vị trí của bà Yingluck hiện nay có được là nhờ phần lớn những người Thái đến từ vùng nông thôn của nước này, họ không đủ trình độ để đưa ra những quyết định về việc ai có thể quản trị quốc gia và định hướng cho tương lai.
Do đó, những người biểu tình muốn chấm dứt phương thức bầu cử thông qua phiếu phổ thông tại chỗ đã có từ năm 1933 và thay thế vào đó một hệ thống quản trị đất nước khác, đó có thể là một hệ thống độc tài ưu tú.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra
Về phần mình, bà Yingluck đã giải tán Quốc hội, đề nghị một cuộc bầu cử sớm được tổ chức vào năm 2014 để thực hiện ý chí quốc gia đã nêu bật trước đó. Bỏ phiếu cho chúng tôi hoặc cách chức chúng tôi nếu các bạn muốn, đó là những gì bà thách thức đảng đối lập.
Theo tờ Japan Times, bà Yingluck có thể tỏ ra thách thức như vậy bởi khả năng đảng của bà sẽ tiếp tục giành chiến thắng thêm một nhiệm kỳ nữa. Nếu như vậy, đám mây bạo lực đáng lo ngại có thể sẽ ngày càng dày thêm và có thể một cuộc đảo chính sẽ lần nữa diễn ra.
Cũng theo tờ báo này, việc khả năng điều hành đất nước của bà Yingluck yếu kém không tồi tệ bằng tình hình mâu thuẫn nội bộ hiện tại ở Thái Lan. Nó đang đe dọa làm suy yếu sự tín nhiệm của quốc gia chùa vàng trên thế giới và vai trò quan trọng trong Đông Nam Á, nơi mà ngay cả một quốc gia như Myanmar cũng đã có những bước tiến lớn để tăng cường sức mạnh của chính phủ đối với các thành viên khác.
Thậm chí, các mối đe dọa bạo lực và chê bai bà Yingluck cùng gia đình (chưa từng được hưởng một ưu đãi đặc biệt nào trong bất kỳ các cuộc thảo luận hay tranh luận văn minh ở Thái Lan) có xu hướng bài xích khả năng của phụ nữ và phân biệt giới tính.
Yingluck là người lãnh đạo do đảng phái chính trị chiếm ưu thế ở Thái Lan lựa chọn. Đảng Pheu Thái (đảng Vì nước Thái) được cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra thành lập năm 2008, sau khi ông bị phế truất sau một cuộc đảo chính quân sự. Nó đã đưa em gái ông, bà Yingluck lên làm Thủ tướng trong năm 2011 trong một cuộc bầu cử dân chủ ở Thái Lan.
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, phong thái lãnh đạo đậm chất Yingluck đã phần nào đối phó lại các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Bangkok. Bà Yingluck đang cố vượt qua khó khăn bằng sự điềm tĩnh, sẵn sàng kiên nhẫn để nhóm họp tất cả các bên lại và thảo luận tất cả các vấn đề.
Tuy vậy, phe đối lập lại có thái độ “không đội trời chung”, ở đây, chủ yếu là từ đảng Dân chủ Thái Lan. Đảng này được tầng lớp quý tộc và những người trung lưu thành thị ủng hộ, quyết lật đổ “chế độ Thaksin” bằng mọi giá.
Bà Yingluck hiện vẫn được chào đón bởi sự ủng hộ của các đảng phái thân cận và nhận được những lời ao ước tốt lành từ những người dân vùng Đông Bắc Thái Lan nghèo khó, nơi mà đảng của bà đang giành được sự tín nhiệm đông đảo và có đến một nửa dân Thái sinh sống.
Không có bí ẩn nào trong những lời lẽ chỉ trích hướng về người anh trai Thaksin. Ông có thể là một chính trị gia hiện đại đầy mưu lược và chi phối chính trường Thái Lan từ bên ngoài mà dường như không để mất ảnh hưởng trong cuộc bầu cử toàn quốc. Tuy nhiên, vì thế mà ông có kẻ thù là rất nhiều người Thái Lan nhận ra rằng ông quá “ma mãnh” trong những năm qua. Vào năm 2010, ông đã buộc phải chấp nhận sự thực bị ghét bỏ này trong một cuộc phỏng vấn công khai đầu tiên của ông từ khi sống lưu vong ở nước ngoài.
Tuy nhiên, không quá ngạc nhiên khi điều này không đủ cho phe đối lập chống lại sự ảnh hưởng của Thaksin. Em gái ông, bà Yingluck đã thế chỗ ông làm Thủ tướng Thái Lan, đồng nghĩa với việc không thể phủ nhận sự ảnh hưởng từ người anh trai của bà cũng như những tư vấn chính trị mà anh trai bà đã gửi đến bà. Như vậy, những lời lẽ chỉ trích đã xoay hướng sang Thủ tướng Yingluck.
Bi kịch biểu tình hiện tại ở Thái Lan đầy rẫy những hận thù của phe đối lập dường như gợi nhớ đến câu chuyện của nhà độc tài Mussolini ở châu Âu, người được mô tả là một kẻ phát xít miệng sùi bọt mép, từng thông qua các phương tiện truyền thông bộc lộ lòng căm ghét phụ nữ, phân biệt giới tính một cách điên loạn.
Bà Yingluck sẽ phải vượt qua khó khăn hiện tại, tìm cách chấp nhận tất cả các công dân của mọi tầng lớp trong xã hội cũng như được họ chấp nhận để xây dựng được quá trình phát triển liên tục và vì một nền tảng tương lai vững chắc của Thái Lan trên thế giới.
Một người, một phiếu dân chủ có thể có hoặc không phải là điều tốt nhất của tất cả các hệ thống có thể có, nhưng nó là một trong những điều được Hiến pháp Thái Lan chỉ ra, và một trong những điều xứng đáng nhận được sự tôn trọng và hỗ trợ của tất cả người Thái.
Theo Infonet