Bắc Cực không cô độc như Nam Cực
Bắc Cực và Nam Cực đều là hai khu vực có môi trường khắc nghiệt với nhiệt độ cực lạnh nhiều tháng trong năm, thời gian chìm trong bóng tối hay ánh sáng trong ngày kéo dài. Tuy nhiên, đó là điểm giống nhau duy nhất giữa hai cực trái đất, Bắc Cực có một vị thế địa chính trị khác hẳn Nam Cực.
Tàu USS Connecticut của Mỹ đội lớp băng trồi lên tại căn cứ quân sự ở Bắc Cực. |
Nam Cực không có dân sinh sống, ngược lại, Bắc Cực lại là một lục địa thông thường như những lục địa khác trên trái đất. Bắc Cực được bao phủ bởi các đại dương và các quốc gia ven biển như Nga, Canada, Na Uy, Đan Mạch (thông qua Greenland) và Mỹ (thông qua Alaska). Cư dân của các quốc gia này đã sống ở khu vực trong một thời gian dài và có lịch sử phát triển như các lục địa khác.
Các quy tắc, luật pháp và thực tiễn được xác định khác nhau ở mỗi cực. Nam Cực được chi phối bởi một hiệp ước trong đó phác thảo những gì có thể được thực hiện (chủ yếu là nghiên cứu khoa học) và những gì không được thực hiện (khai thác tài nguyên và các lĩnh vực quân sự).
Trong khi đó, Bắc Cực bị chi phối bởi các hiệp ước hàng hải và luật pháp quốc tế không khác châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu Âu… Nói cách khác, bất cứ điều gì có thể được thực hiện tại bất cứ lục địa khác đều có thể xảy ra ở Bắc Cực.
Không có bất kỳ một nhà nước nào có quyền tuyên bố lãnh thổ ở Nam Cực. Tuy nhiên, ở Bắc Cực, các quốc gia có lãnh hải bao quanh lại có quyền làm điều này.
Có đúng Canada, Nga và Đan Mạch đang cố gắng giành lấy đất Bắc Cực?
Tin tức gần đây cho thấy Canada và Nga đang tranh giành quyền kiểm soát Bắc Cực. Nhưng những nỗ lực của của Canada và Nga để xác định quyền của họ trên các vùng đất và dưới bề mặt Bắc Cực lại phụ thuộc vào luật pháp quốc tế.
Theo các điều khoản của Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS ), cả hai quốc gia đều có quyền tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và bất cứ điều gì khác tồn tại trên đáy đại dương 200 hải lý trong vùng bờ biển của họ.
Các quốc gia có quyền để xác định xem họ có quyền mở rộng thềm lục địa hay không. Đây là một phần mở rộng tự nhiên của khu vực đất rộng lớn ở dưới nước. Họ phải tiến hành đo đạc kỹ lưỡng (không có nhiệm vụ nào dễ dàng ở Bắc Cực) và sau đó cung cấp cho phát hiện của họ cho một cơ quan được thành lập bởi UNCLOS để kiểm tra tính khoa học của thông tin.
Cơ quan này của Liên Hợp Quốc sẽ chỉ xác định khi tính khoa học của thông tin do các bên cung cấp là chính xác. Sau đó, các quốc gia có liên quan sẽ phải giải quyết những vấn đề xung quanh sự chồng lấn.
Cho đến nay, Nga, Canada và Đan Mạch đang tiến hành theo đúng các quy tắc quy định, và không có lý do để hy vọng cuộc xung đột giữa các quốc gia này xảy ra ở Bắc Cực.
Luật pháp quốc tế chi phối các hoạt động ở Bắc Cực
Vùng biển ở trong và xung quanh Bắc Cực được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế hiện đang được áp dụng cho tất cả các đại dương khác. Khi băng bắt đầu tan chảy, các vùng nước mới mở ra ở đáy biển sẽ vẫn thuộc về vùng biển quốc tế. (Thế giới đã mất khoảng 52.000 km2 băng mỗi năm kể từ năm 1981)
Nếu như nước biển ấm lên, tài nguyên cá và động vật có vú ở biển sẽ di chuyển đến vùng biển ở trong và xung quanh Bắc Cực, thu hút các đoàn tàu đánh cá quốc tế đuổi theo. Hiện tại, cả thế giới đang đổ lỗi cho sự yếu kém của các quy định đánh bắt cá làm ảnh hưởng đến tài nguyên trên toàn cầu. Vì vậy, vấn đề nguồn cá chảy về Bắc Cực đan trở thành thách thức quốc tế lớn.
Đang có sự gia tăng hiện diện quân sự tại Bắc Cực
Trong năm 2013, Nga đã chuyển nhiều trang bị quân sự tới căn cứ tại Bắc Cực. |
Nếu như hiện tại, Bắc Cực không ẩn chứa mối đe dọa thực sự nào về một cuộc xung đột lãnh hải ở đáy biển, thì ở trên bờ, các hoạt động quân sự trong khu vực đang khá nóng hổi. Khi băng đang tan dần, Bắc Băng Dương cũng sẽ tương tự như các đại dương khác, hoạt động hải quân để bảo vệ thương mại hàng hải sẽ ngày càng trở nên nhiều hơn, quy mô rộng lớn hơn.
Có hai xu hướng gia tăng tầm quan trọng chiến lược ở vùng biển xung quanh Bắc Cực.
Đầu tiên, Nga đã cải thiện hệ thống tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân hiện có ở khu vực. Các căn cứ quan trọng cho các tàu ngầm và lực lượng bảo vệ trong và xung quanh Murmansk. Điều này đã khiến Hải quân Mỹ phải quan tâm tới tàu ngầm tấn công và khả năng hoạt động của lực lượng này ở vùng biển Bắc Cực.
Vì vậy, thế giới đang nhìn thấy một số động thái quen thuộc của hai lực lượng hải quân thường “cư xử” với nhau trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Và có vẻ như hai cường quốc quân sự lại tiếp tục trò “mèo vờn chuột” ở dưới những lớp băng dày Bắc Cực.
Thứ hai, bất cứ lúc nào Mỹ cũng cảm thấy một mối đe dọa không nhỏ từ Triều Tiên. Mỹ đã buộc phải tăng cường sức mạnh của hệ thống tên lửa đạn đạo cùng các khu vực đánh chặn trên đất liền ở Fort Greely, Alaska. Ngoài ra, nước này còn đang trong quá trình bổ sung thêm máy bay đánh chặn nhằm đối phó với các hành động “ngông cuồng” gần đây của Triều Tiên. Các máy bay này sẽ được đặt căn cứ tại Bắc Cực, rõ ràng là không phải để cảnh giác các nước láng giềng Bắc Cực của Mỹ.
Dẫu vậy, những hành động này của Mỹ vẫn sẽ bị Nga “tố” rằng Washington đang thực sự hướng những động thái quân sự tại Bắc Cực để nhằm vào Matxcơva.
Sự hiện diện của lực lượng quân đội Mỹ và Nga ở Bắc Cực có nghĩa là bất kỳ xung đột và căng thẳng xảy ở nơi khác, Bắc Cực có thể dễ dàng tham gia vào.
Dầu mỏ - mối quan tâm bất biến
Bắc Cực không chỉ bị ảnh hưởng biến đổi từ khí hậu, nó đang bị con người khám phá. Thế giới đang tích cực thăm dò và khai thác Bắc Cực. Những cải tiến trong công nghệ hàng hải đang cho phép các loại tàu thuyền ra vào khu vực bất chấp băng giá.
Việc phát hiện liên tục các mỏ dầu và khí đốt chưa được khai thác trong khu vực này cũng đã thúc đẩy sự phát triển của công nghệ ngày càng nhiều hơn. Trong ngắn hạn, Bắc Cực đang ở trong trạng thái biến đổi lớn.
Những nỗ lực của của Canada và Nga để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa là một trong nhiều biến đổi xảy ra ở Bắc Cực. Trong khi có một số dấu hiệu đầy hứa hẹn về một sự hợp tác quốc tế, các vấn đề với nguồn tài nguyên cá và gia tăng các hoạt động tàu ngầm có thể sớm xuất hiện. Các nhà lãnh đạo của các quốc gia Bắc Cực đang phải ra sức đảm bảo rằng các tiêu cực đè lên các vấn đề tích cực, đặc biệt khi đó là dầu mỏ.
Theo Infonet