Thăm 'hậu duệ" người Việt giàu có và phồn vinh tại Indonesia

Thứ năm, 17/07/2014, 11:29
Khu vực đảo Sumatra thuộc Indonesia là nơi sinh sống của tộc người Minangkabau. Họ có gốc gác và nhiều tập quán sinh hoạt rất giống với người Việt.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam và Indonesia đã cùng cho rằng tộc người Minangkabau sinh sống tại Tây Sumatra, Indonesia có nguồn gốc từ Việt Nam. Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.

Người Minangkabau vẫn giữ văn hóa mẫu hệ trong truyền thống gia đình, dòng tộc. Người phụ nữ trong gia đình mang trọng trách cao và có quyền quyết định mọi việc lớn. Mọi tài sản cũng như đất đai đều thuộc quyền phụ nữ.
Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mã Lai. Nam giới Minangkabau nổi tiếng là những nhà kinh doanh giỏi do phải đi lập nghiệp xa và giao nhà cửa cho người phụ nữ quản lý.
Những hình ảnh đẹp về tộc người Việt cổ sinh sống tại Indonesia:
Đám cưới của người Minangkabau được trang trí độc đáo. Đặc biệt cũng mở "đầu câu chuyện" bằng miếng trầu như nghi lễ truyền thống Việt Nam.

Trong tiếng Indonesi, Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu. Tên gọi của tộc người bắt nguồn từ một chiến thắng trong quá khứ. Vì vậy, con trâu là hiện thân quan trọng trong nhiều nét văn hóa của người Minakabau.

Trẻ em Minangkabau trong lễ aquika mừng ngày sinh nhật. Họ được mặc những bộ trang phục rực rỡ, màu đỏ và vàng  trên chiếc mũ cầu kỳ tượng trưng cho tinh thần và sự dũng cảm của người Minangkabu.

Đây cũng là cộng đồng theo chế độ mẫu hệ lớn nhất thế giới. Mọi tài sản lớn đều thuộc quyền thừa kế
của phụ nữ.


Kết cấu nhà truyền thống của người Minangkabau có mái cong vút như mái chùa cổ Việt Nam, cũng tương tự cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.

Một ngôi nhà Rumah Gadang bề thế.

Một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất.

Gia đình nào càng có nhiều con gái càng chứng tỏ sự giàu có trong tương lai.

Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật du nhập.

Cô gái Minangkabau trong điệu múa đĩa nến Piriang truyền thống.

Người Minangkabau có truyền thống sinh hoạt văn hóa mang nghi thức cộng đồng tại ngôi nhà Rumah Gadang. Chúng được truyền lại, nối tiếp hết đời nọ sang đời kia giữa những người phụ nữ trong gia đình (bà, mẹ, con gái).

Đàn ông Minangkabau giữ nhiệm vụ duy trì văn hóa truyền thống cũng như đi xa làm ăn.

Nhiều người đàn ông Minangkabau nổi tiếng và có ảnh hưởng trên thế giới, bởi nhiệm vụ của họ là đi xa làm ăn, trao quyền quản lý gia đình cho phụ nữ.

Trang phục truyền thống của người Minangkabau.

Trình diễn điệu múa truyền thống trên sân khấu mô phỏng kiến trúc nhà mái cong.
Theo Depplus

Các tin cũ hơn