Những thiên tai thảm khốc năm 2014

Thứ năm, 18/12/2014, 10:23
Lở tuyết ở Nepal, núi lửa Nhật Bản phun trào, động đất ở Trung Quốc là ba trong số những thảm họa thiên nhiên thảm khốc nhất năm 2014.

Lúc 7h30 ngày 29/10/2014, một trận lở đất đã tàn phá huyện Badulla của Sri Lanka khiến ít nhất 16 người thiệt mạng và khoảng 200 người mất tích. Nguyên nhân của vụ lở đất là do mưa lớn. Nhà chức trách Sri Lanka cho biết họ đã cảnh báo về việc lở đất có thể xảy ra đêm 28 nhưng Trung tâm thảm họa, cơ quan chịu trách nhiệm đưa ra cảnh báo, không truyền được tin đến Badulla. Tuy nhiên, Trung tâm thảm họa bác bỏ cáo buộc trên và biện minh rằng họ đã cảnh báo nhưng người dân không thể sơ tán trước khi lở đất xảy ra. Ảnh: The Richest

Lúc 7h30 ngày 29/10/2014, một trận lở đất đã tàn phá huyện Badulla của Sri Lanka khiến ít nhất 16 người thiệt mạng và khoảng 200 người mất tích. Nguyên nhân của vụ lở đất là do mưa lớn. Nhà chức trách Sri Lanka cho biết họ đã cảnh báo về việc lở đất có thể xảy ra đêm 28 nhưng Trung tâm thảm họa, cơ quan chịu trách nhiệm đưa ra cảnh báo, không truyền được tin đến Badulla. Tuy nhiên, Trung tâm thảm họa bác bỏ cáo buộc trên và biện minh rằng họ đã cảnh báo nhưng người dân không thể sơ tán trước khi lở đất xảy ra. Ảnh: The Richest

Ngày 14/10, bão tuyết và lở tuyết bất thường xảy ra ngọn núi Annapurna và Dhaulagiri thuộc dãy Himalaya cướp đi sinh mạng của ít nhất 43 người thuộc nhiều nước trên thế giới, trong đó có 21 người leo núi và nhiều người khác bị thương. Những ngày sau thảm họa, lực lượng cứu hộ đã cứu hơn 500 người, trong đó hơn một nửa là du khách nước ngoài. Chính phủ Nepal sau đó đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với người leo núi và cam kết sẽ cung cấp nhiều thông tin về thời tiết hơn. Ảnh: Reuters

Ngày 14/10, bão tuyết và lở tuyết bất thường xảy ra ngọn núi Annapurna và Dhaulagiri thuộc dãy Himalaya cướp sinh mạng của ít nhất 43 người thuộc nhiều nước trên thế giới, trong đó có 21 người leo núi và nhiều người khác bị thương. Những ngày sau thảm họa, lực lượng cứu hộ đã cứu hơn 500 người, trong đó hơn một nửa là du khách nước ngoài. Chính phủ Nepal sau đó đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với người leo núi và cam kết sẽ cung cấp nhiều thông tin về thời tiết hơn. Ảnh: Reuters

Ngọn núi lửa Ontake tỉnh giấc ngày 27/9/2014 khiến 57 người thiệt mạng. Ontake tọa lạc tại đảo Honshu, cách thủ đô Tokyo khoảng 200 km về phía tây nam. Đây là vụ núi lửa hoạt động gây thương vong nhiều sau khi ngọn núi Unzen phun trào vào năm 1902 cướp sinh mạng của 150 người. Ảnh: The Richest

Ngọn núi lửa Ontake tỉnh giấc ngày 27/9/2014 khiến 57 người thiệt mạng. Ontake tọa lạc tại đảo Honshu, cách thủ đô Tokyo khoảng 200km về phía Tây Nam. Đây là vụ núi lửa hoạt động gây thương vong nhiều sau khi ngọn núi Unzen phun trào vào năm 1902 cướp sinh mạng của 150 người. Ảnh: The Richest

Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan trải qua đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất từ hơn 50 năm qua, làm ít nhất 555 người thiệt mạng tính cho tới ngày 24/9. Mưa lớn kéo dài từ đầu tháng 9 chính là nguyên nhân gây ra đợt lũ lụt kinh hoàng này. Ảnh: AFP

Khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan trải qua đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất từ hơn 50 năm qua, làm ít nhất 555 người thiệt mạng tính cho tới ngày 24/9. Mưa lớn kéo dài từ đầu tháng 9 chính là nguyên nhân gây ra đợt lũ lụt kinh hoàng này. Ảnh: AFP

Ngày 20/8, lở đất xảy ra tại tỉnh Hiroshima, Nhật Bản khiến 74 người thiệt mạng. Nguyên nhân của sạt lở đất là do mưa lớn đêm ngày 19, rạng sáng ngày 20/8. Nhiều ngôi nhà và khu chung cư ở quận Asaminami và Asakita ở Hiroshima bị vùi lấp khiến nhiều người mắc kẹt trong nhà. Theo các quan chức Cơ quan khí tượng Nhật Bản, mưa lớn xảy ra do một đới áp thấp kéo dài được cho là rất ít khi xuất hiện vào tháng 8. Không khí ẩm từ phía Nam đi vào khu vực áp thấp ở miền Tây Nhật Bản gây ra trận mưa lớn chưa từng có này. Ảnh: Wiki

Ngày 20/8, lở đất xảy ra tại tỉnh Hiroshima, Nhật Bản khiến 74 người thiệt mạng. Nguyên nhân của sạt lở đất là do mưa lớn đêm ngày 19, rạng sáng ngày 20/8. Nhiều ngôi nhà và khu chung cư ở quận Asaminami và Asakita ở Hiroshima bị vùi lấp khiến nhiều người mắc kẹt trong nhà. Theo các quan chức Cơ quan khí tượng Nhật Bản, mưa lớn xảy ra do một đới áp thấp kéo dài được cho là rất ít khi xuất hiện vào tháng 8. Không khí ẩm từ phía Nam đi vào khu vực áp thấp ở miền Tây Nhật Bản gây ra trận mưa lớn chưa từng có này. Ảnh: Wiki

Ngày 3/8, một trận động đất 6,1 độ Richter xảy ra ở huyện Lỗ Điện, Chiêu Thông, Vân Nam, Trung Quốc làm chết ít nhất 515 người và làm bị thương 2.373 người khác. Tân Hoa xã dẫn thông tin từ chính quyền địa phương cho biết, 12.000 ngôi nhà sập và 30.000 hư hỏng sau trận động đất này. Ảnh: Xinhua

Ngày 3/8, một trận động đất 6,1 độ Richter xảy ra ở huyện Lỗ Điện, Chiêu Thông, Vân Nam, Trung Quốc làm chết ít nhất 515 người và làm bị thương 2.373 người khác. Tân Hoa Xã d thông tin từ chính quyền địa phương cho biết, 12.000 ngôi nhà sập và 30.000 hư hỏng sau trận động đất này. Ảnh: Xinhua

Một hầm khai thác than ở phía tây Thổ Nhĩ Kỳ phát nổ khiến 157 thợ mỏ thiệt mạng và hàng trăm người còn mắc kẹt bên trong ngày 13/5. Vụ nổ xảy ra ở khu vực nguồn điện của hầm Soma, tỉnh Manisa, làm mất điện và thang máy không hoạt động, khiến những người còn sống không thể thoát ra ngoài. Theo CNN, 301 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong thảm họa này. Ảnh: Reuters

Một hầm khai thác than ở phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ phát nổ khiến 157 thợ mỏ thiệt mạng và hàng trăm người còn mắc kẹt bên trong ngày 13/5. Vụ nổ xảy ra ở khu vực nguồn điện của hầm Soma, tỉnh Manisa, làm mất điện và thang máy không hoạt động, khiến những người còn sống không thể thoát ra ngoài. Theo CNN, 301 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong thảm họa này. Ảnh: Reuters

Theo Zing

Các tin cũ hơn