Đường Nguyễn Trãi đoạn Ngã Tư Sở lúc 7h30 ngày 12/1. Kể từ khi có cầu vượt năm 2006 cho đến nay, tình hình giao thông ở nút này không được cải thiện nhiều. |
|
Là cửa ngõ vào trung tâm thành phố nên mật độ phương tiện từ hướng Hà Đông, Thanh Xuân qua đây luôn đông nghẹt mỗi buổi sáng. |
|
Nguyên nhân chính là do chiếc cầu vượt trở thành nút thắt cổ chai khi các phương tiện từ ba hướng ùn ùn tìm lối lên. |
|
Vì vậy dòng người từ hướng phía Nam thủ đô đi lên bị ùn tắc kéo dài. |
|
Nút giao này nhìn từ trên cao ở thời điểm chưa phải là quá tải. |
|
Lượng xe từ hướng đường Khương Trung lưu thông qua đây khá dày đặc. |
|
Xe máy từ hướng này cũng tìm cách xếp hàng lên cầu vượt đã gây cản trở dòng phương tiện đang đi thẳng. |
|
Hướng đường Khương Trung cũng trong cảnh tương tự. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu như xe từ hướng phố Khương Trung không được phép đi lên cầu vượt mà phân luồng cho rẽ phải men về phía đường Trường Chinh rồi quay đầu thì sẽ giảm ùn tắc. |
|
Phía dốc lên cầu, người đi đường chỉ có thể khua chân xuống đất giữ thăng bằng để di chuyển với tốc độ chậm. |
|
Và trên cầu thì chật cứng, trong khi phía dưới lại thông thoáng. |
|
Tại đường Lê Văn Lương đoạn tiếp giáp với cầu vượt bằng thép cũng trong tình trạng tương tự, xe ùn ứ dài cả cây số. |
|
Lối lên cầu vượt Lê Văn Lương để sang Láng Hạ có bề rộng chưa đầy 4 mét chính là nguyên nhân. |
|
Mỗi khi xe buýt nối hàng leo lên thì tình trạng càng trầm trọng hơn. Ngoài ra việc các phương tiện cứ thấy chỗ nào trống là đi vào đó cũng góp phần gây rối loạn, có xe bị 'hung thần' ép vào dải phân cách khá nguy hiểm. |
|
Chỉ bị ùn do ảnh hưởng của nút thắt nên phía trên và dưới cầu vượt vẫn khá thông thoáng. |
Theo Zing