Đây là thông tin vừa được Sở Truyển thông – Thông tin TP.HCM công bố tại buổi gặp gỡ đầu năm với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ngày 6/2.
Theo đó, khi có cuộc gọi báo tin đến các đầu số nói trên, dù liên quan đến bất cứ vấn đề gì như cứu nạn, cứu hộ, an ninh trật tự, hỏa hoạn…, người trực tổng đài đều có trách nhiệm ghi nhận thông tin và chuyển cho các đơn vị chức năng để nhanh chóng tiếp cận hiện trường, sơ cấp cứu người tai nạn hoặc bảo đảm an ninh, trật tự.
Ví dụ, khi có sự cố về hỏa hoạn, người dân ấn nhầm vào số 113 (đầu số phản ánh an ninh trật tự) thì cảnh sát cơ động phải kết nối để chuyển thông tin sang cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy kịp thời chứ không cần người dân phải gọi lại vào số 114.
Tương tự, trường hợp phải cấp cứu, nhưng người người báo gọi vào số 113, thì đơn vị cảnh sát phản ứng nhanh phải kết nối với bộ phận cấp cứu điều xe cứu thương đến nhanh nhất mà không cần phải bấm gọi lại vào số 115.
Các đầu số 113, 114, 115 tại TP.HCM sẽ được liên thông với nhau qua một tổng đài chung. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh tổng đài liên thông này, hệ thống tổng đài đúng tuyến của cảnh sát phản ứng nhanh 113, cảnh sát cứu hỏa 114, cấp cứu y tế 115 vẫn hoạt động bình thường như trước đây.
Cũng trong sáng 6/2, TP.HCM chính thức vận hành đầu số 1022 nhằm tiếp nhận thông tin sự cố về hạ tầng kỹ thuật đô thị như: gãy, ngã cây xanh; lún, sụt mặt đường, hệ thống thoát nước; hệ thống chiếu sáng công cộng bị hư hỏng; ngã, gãy cột điện; chất lượng xe buýt… thay thế cho tổng đài (08) 39111333, (08) 39111333 trước đây.
Đồng thời, đầu số 1087 tiếp nhận thông tin, phản ánh của khách du lịch và thực hiện chức năng quảng bá du lịch của TP về thông tin du lịch cũng được đưa vào sử dụng. Tổng đài 1087 sẽ cung cấp hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh.
Theo Khám phá