Nhưng ngay lúc này, bạn cần biết:
1. Bạn đang bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý nên dễ bị các triệu chứng stress. Nếu thấy mất ăn, mất ngủ, không còn tâm trí học tập, làm việc thì bạn cần gặp chuyên gia để được giúp đỡ ngay.
2. Cố gắng hoà mình vào đám đông, gặp gỡ bạn bè, chơi thể thao, đi xem phim... Ngay cả khi chẳng có hứng thú thì bạn cũng nên đón nhận những cuộc hội hè như một thứ thuốc đắng giúp mình “dã tật”.
3. Cứ việc trút bầu tâm sự với bạn bè, cứ khóc lóc, thở than, buộc tội kẻ đã bỏ rơi mình. Sau đó hãy phân tích đâu là nguyên nhân đổ vỡ để có thể rút kinh nghiệm cho mình.
4. Hãy tỏ ra bản lĩnh và thận trọng hơn trước các “đối tác” mới. Không để những lời đường mật làm “ù tai” và không nhắm mắt làm ngơ trước những biểu hiện “có vấn đề” của “đối tác”. Đừng để tình cảm lấn át lý trí. Nếu thấy không phù hợp thì hãy sớm tuyệt giao, đừng tiếc rẻ.
5. Hãy trò chuyện với những người sáng suốt, tốt bụng và có kinh nghiệm (không nhất thiết là bác sỹ tâm lý mà có thể là mẹ, chị em gái, bạn thân...). Họ sẽ cho bạn có cái nhìn khách quan hơn và ngăn bạn khỏi những hành động dại dột.
6. Đừng vội vàng tìm người “lấp chỗ trống” và coi họ như “thuốc giảm đau” cho vết thương lòng của mình. Rồi người ấy sẽ hiểu ra “sứ mệnh” của họ và chuyện này khó mà có được kết thúc hạnh phúc.
7. Đừng thay đổi môi trường sống quen thuộc (như chuyển chỗ ở hay bỏ đi xa). Việc không có người thân bên cạnh và nỗi nhớ “cảnh cũ người xưa” chỉ khiến bạn càng thêm nặng nề mà thôi.
8. Đừng lao như thiêu thân vào những cuộc tình qua đường. Chúng không những không chữa nổi “bệnh” cho bạn mà còn khiến bạn thêm thất vọng. Sau mỗi lần “qua đường”, bạn sẽ trở về điểm xuất phát và đương nhiên, tinh hình không thể cải thiện, dù là chút ít.
9. Nếu bạn đã có con, đừng chia sẻ nỗi ê chề của mình với chúng. Với tâm hồn nhạy cảm và non nớt, bọn trẻ sẽ vô cùng đau khổ khi cha mẹ chúng phải sắm vai “kẻ bị ruồng bỏ”. Thay vì tìm kiếm sự an ủi nơi chúng, hãy tâm sự với những người lớn tuổi, đáng tin cậy.
Theo Dep.com.vn