Hồ sơ Panama: Truy tìm đống vàng “lạ lùng” trong bê bối tham nhũng của Siemens

Thứ hai, 25/04/2016, 16:52
Trong tất cả các tài liệu, tên của Kohlsdorf luôn được viết tắt. Người ta gọi ông bằng bí danh “Ngài K.”. Tài khoản email được đặt mã "Azkaban" – nhà ngục dành cho phù thủy trong bộ truyện Harry Potter.
Theo tài liệu từ Mossack Fonseca, Kohlsdorf đã dùng tiền "thụt két" để mua trái phiếu và đầu tư.

Tháng 11/2013, hơn 375.000 oz vàng được chuyển vào một ngân hàng ở Bahamas, tổng trị giá lên đến 480 triệu USD thời bấy giờ, tờ báo Süddeutsche Zeitung của Đức xử lý Hồ sơ Panama phát hiện.

Tài khoản thuộc một chi nhánh của ngân hàng Pháp Société Générale. Chủ tài khoản có tên Hans-Joachim Kohlsdorf, 57 tuổi. Đây là một lãnh đạo cấp cao của Siemens trong nhiều thập kỷ.

Kho của cải trị giá 480 triệu USD là một trong những bí mật lớn nhất mà Hồ sơ Panama vén màn ánh sáng. Không ai rõ tại sao Kohlsdorf lại có được nhiều tiền như vậy, hay nó có liên quan gì đến bê bối tham nhũng của Siemens từng làm chao đảo giới doanh nghiệp của Đức.

Vì bê bối này, nhiều lãnh đạo Siemens đã mất chức. Những cuộc điều tra kèo dài ròng rã hàng năm trời.

Quỹ đen hàng tỷ USD

Năm 2006, Siemens bị phanh phui việc lót tay cho các quan chức cấp cao để đổi lấy sự yên ổn, đồng thời lập ra một quỹ đen khổng lồ để thu về các hợp đồng nước ngoài.

Điều tra nội bộ từ năm 1999, Siemens đã phát giác những khoản thanh toán mập mờ lên đến hàng tỷ euro.

Kohlsdorf từng phải ra tòa trong chiến dịch điều tra. Trước vành móng ngựa, ông thừa nhận đã quản lý quỹ đen của chi nhánh Siemens tại Mỹ Latin.

Tuy nhiên, ông thoát tội sau khi chứng minh không tự mình đưa hối lộ. Do hỗ trợ giới chức trong điều tra và hoàn trả toàn bộ 100 triệu USD bị biển thủ, ông được thả tự do năm 2008 với khoản phạt vỏn vẹn 40.000 euro.

Nhưng theo những thông tin mới nhất do Hồ sơ Panama công bố, Kohlsdorf đã tư lợi từ quỹ đen. Không những vậy, ông chưa hoàn trả toàn bộ tiền “thụt két” cho công ty.

10 năm về trước, điều tra viên trong vụ bê bối Siemens không biết đến sự liên đới của hãng luật Mossack Fonseca. Trên thực tế, đây là một đối tác quan trọng của công ty công nghệ Đức, dựng lên hàng loạt công ty vỏ bọc cho Siemens.

“Khách sộp”

Trong tài liệu rò rỉ từ Mossack Fonseca, Kohlsdorf và các lãnh đạo cấp cao khác của Siemens được xếp vào dạng “khách hàng đặc biệt, có nhiều tiền”. Các giao dịch liên quan tới họ được đóng dấu “tuyệt mật”.

Mossack Fonseca chỉ thị nhân viên không được gửi tài liệu cho Kohlsdorf, mà phải giữ chúng ở Panama.

Kohlsdorf và các lãnh đạo cấp cao khác của Siemens được xếp vào dạng “khách hàng đặc biệt, có nhiều tiền”.

Trong tất cả các tài liệu, tên của Kohlsdorf luôn được viết tắt. Người ta gọi ông bằng bí danh “Ngài K.”. Tài khoản email được đặt mã "Azkaban" – nhà ngục dành cho phù thủy trong bộ truyện Harry Potter. Một tài khoản email khác thì có tên “Bruni” – mẹ của Kohlsdorf.

Khi bê bối vỡ lở năm 2006, Siemens bị kết tội sử dụng hóa đơn giả, thảo khống hợp đồng để biển thủ tiền, chuyển vào quỹ đen với mục đích hối lộ.

Nhiều công ty vỏ bọc ở Liechtenstein và Caribbean đã bị phát giác. Những quan chức nhận tiền hối lộ ở tận Nga và Nigeria, thậm chí Việt Nam cũng bị rờ tới.

Tuy những mánh lới che giấu tinh vi kể trên đã giúp Mossack Fonseca thoát khỏi tầm ngắm. Do đó, mối liên hệ giữa Kohldorf với  Mossack Fonseca được giữ kín trong 9 năm trời.

Không dấu vết

Lật lại lịch sử, ngày gần nửa tỷ USD vàng được chuyển vào tài khoản ở Bahamas cũng là ngày giao dịch vàng trên sàn Giao dịch chứng khoán London bị gián đoạn đột ngột. Chỉ trong 10 phút, giá vàng giảm liền 10 USD, dấu hiệu của hành vi lũng đoạn thị trường.

Hiện chưa rõ đây là sự trùng hợp tình cờ hay có sự liên quan. Giao dịch chứng khoán London không công bố thông tin nào sau đó.

Ngoài Hồ sơ Panama, không có bất cứ thông tin vào về dấu vết của 480 triệu USD vàng trên.

Khi nhận được câu hỏi từ tờ Süddeutsche Zeitung, Société Générale cho biết không có ghi chép gì về giao dịch với quy mô lớn như vậy.

Nếu chúng còn tồn tại, có khi nào Kohlsdorf chỉ đơn thuần vay vài trăm triệu USD để đi đầu cơ? Ông ta có tìm cách chuyển tiền vào tài khoản riêng, sau đó bị Société Générale chặn lại hay không? Có đúng là Société Générale không ghi chép gì về một giao dịch như trên giống những gì họ khẳng định? Đây đều là những câu hỏi chưa có câu trả lời.

Ém nhẹm 2 triệu USD

Theo tài liệu đệ trình lên toà, Kohlsdorf có đề cập đến một tài khoản mang tên Gillard ở một nhà băng tại Panama, ông là người thụ hưởng.

Tài khoản Gillard này thuộc về công ty Gillard Management, một công ty vỏ bọc. Công ty được thành lập vào năm 2007, vài tháng sau khi vụ bê bối tham nhũng tại Siemens bại lộ. Do đó, hàng triệu USD ra vào Gillard không có dấu tích rõ ràng.

Tuy nhiên theo email nội bộ Mossack Fonseca, Kohlsdorf chính là người thành lập công ty Gillard Management.

Theo tài liệu đệ trình lên tòa, tính đến 30/6/2008, có khoảng hơn 4 triệu USD trong tài khoản Gillard, và tiền này thuộc về Siemens.

Nhưng trả lời trước tòa, Kohlsdorf lại nhắc đến một khoản tiền 6 triệu USD. Trong Hồ sơ Panama, số tiền trong tài khoản tính đến 30/6/2008 kỳ thực là hơn 6 triệu USD.

2 triệu USD đã bị che giấu trong hồ sơ trình lên tòa. Siemens cũng chỉ nhận được lại hơn 4 triệu USD.

Theo tài liệu từ Mossack Fonseca, Kohlsdorf đã dùng tiền để mua trái phiếu và đầu tư. Sau đó, ông gửi tiền vào một tài khoản Gillard khác ở ngân hàng Andbanc tại Andorra.

Năm 2012, sau khi Kohlsdorf được xử trắng án, 2 triệu USD từ tài khoản trên được chuyển tới ngân hàng UBS ở Zurich. Tài khoản thuộc về một nhân vien của ngân hàng này.

Không có thông tin về nhân viên ngân hàng UBS, ban đầu Mossack Fonseca từ chối chuyển tiền. Tuy nhiên trợ lý của Kohldorf yêu cầu hãng luật vẫn tiến hành giao dịch.

Năm 2006, Siemens bị phanh phui việc lót tay cho các quan chức cấp cao để đổi lấy sự yên ổn, đồng thời lập ra một quỹ đen khổng lồ để thu về các hợp đồng nước ngoài.

Theo điều tra của Süddeutsche Zeitung, nhân viên ngân hàng kể trên không bình luận trước thông tin, tuy nhiên khẳng định không hưởng lợi từ tiền của Siemens.

UBS từ chối bình luận. Tuy nhiên một nguồn thạo tin nội bộ cho biết chủ nhân của tài khoản không phải là nhân viên UBS, mà chính là Hans-Joachim Kohlsdorf.

Nếu đúng, điều này đồng nghĩa, cựu lãnh đạo của Siemens đã khoản tiền còn lại từ quỹ đen sang tài khoản ngân hàng Thụy Điển, sau khi cuộc điều tra kết thúc.

Theo Hồ sơ Panama, Mossack Fonseca nhận 80.000 euro tiền hoa hồng. Kohlsdorf đã chuyển 20.000 USD cho một đồng nghiệp cũ tại Siemens ở Ecuador. 50.000 USD được chuyển cho “một người bạn” của Kohlsdorf.

Mùa xuân năm 2013, số tiền này được chuyển khoản. Đích đến không phải đâu xa lạ, chính là tài khoản của Société Générale tại Bahamas.

“Sự lạ kỳ”

Theo Hồ sơ Panama, tính đến nay Siemens đã nhận lại 32 triệu USD từ các quỹ đen tại Nam Mỹ, con số được công ty cho là đầy đủ.

Lý giải cho tất cả các thông tin trên, Kohlsdorf nói email của ông đã bị hack từ đầu năm 2014, do đó mọi tài liệu trên là giả mạo. Ông thừa nhận có tài khoản tại Bahamas, nhưng nói đống vàng 480 triệu USD trong tài khoản của ông là một “sự lạ kỳ”.

Theo BizLive

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích