Tiến sĩ Nguyễn Tác An- Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang. |
Nghi vấn xả thải nhà máy thép của Formosa (Hà Tĩnh), có thể còn một số khu công nghiệp khác ven biển miền Trung xả thải ra biển gây cá chết hàng loạt.
Ông cho rằng, toàn bộ hệ sinh thái ở các khu vực biển có cá chết xem như bị tác động, hủy diệt , phải mất ít nhất hàng chục năm sau chưa chắc khôi phục lại được. Một khi con người sống trong vùng ô nhiễm, độc tố chưa tác động ngay nhưng về dài có thể ngấm ngầm gây ảnh hưởng sức khỏe nhiều thế hệ.
Nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học nhấn mạnh, một quốc gia biển trước hết cần phải có biển. Phát triển kinh tế biển quý giá, an ninh chủ quyền biển đảo càng quý giá hơn.
Luật pháp luật bảo vệ môi trường Việt Nam có nhưng thiếu công cụ để thực hiện luật. Chẳng hạn như cho phép Công ty Formosa thải ra biển nhưng thực tế vừa rồi họ xúc thải đường ống lại không kiểm soát được. Như vậy hệ thống kiểm soát, chế tài thực hiện luật rất yếu.
Các nước trên thế giới, các doanh nghiệp muốn xả thải ra biển phải ký quỹ bảo vệ môi trường 20% tổng vốn đầu tư dự án. Việt Nam cũng cần áp dụng như vậy tuân thủ đúng luật biển thì mới bảo vệ được môi trường biển, ông An nhấn mạnh.
Môi trường biển đảo Việt Nam hiện nay đang ô nhiễm báo động. Nếu như trước đây vùng biển nước ta ô nhiễm cục bộ thì vừa qua hiện tượng cá chết đồng loạt đã lan rộng ra cả vùng biển các tỉnh miền Trung ở mức độ nghiêm trọng.
Ông An cũng đề nghị thời gian tới, cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý các tổ chức, doanh nghiệp sai phạm, xả thải gây ô nhiễm môi trường Việt Nam. Chính phủ cần có "sách lược" căn cơ vừa đảm bảo phát triển bền vững các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển vừa bảo vệ được môi trường sinh thái biển đảo quốc gia.
Cá chết bất thường ở vùng biển miền Trung. |
Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) kết luận, cá chết ở Hà Tĩnh do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”. Những ngày sau đó, liên tiếp các vùng biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), Quang Phú và Bảo Ninh (TP.Đồng Hới), xã Hải Ninh ghi nhận tình trạng cá chết đồng loạt dạt vào bờ biển.
Sau khi có kết quả ban đầu, Sở Nông nghiệp Quảng Bình thống nhất ý kiến với cơ quan cùng cấp Hà Tĩnh xác nhận, nguyên nhân gây cá chết là nguồn nước biển ô nhiễm (có yếu tố gây độc) từ khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lan rộng vào Quảng Bình theo dòng hải lưu Bắc Cực – Xích đạo.
Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến Hà Tĩnh thị sát, kiểm tra vùng ven biển thị xã Kỳ Anh, nơi khởi phát của hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua. Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ ngành phối hợp với các chuyên gia khoa học sớm tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết ở một vùng biển rộng như thời gian vừa qua.
Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) kết luận, cá chết ở Hà Tĩnh do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”. Những ngày sau đó, liên tiếp các vùng biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), Quang Phú và Bảo Ninh (TP.Đồng Hới), xã Hải Ninh ghi nhận tình trạng cá chết đồng loạt dạt vào bờ biển. Sau khi có kết quả ban đầu, Sở Nông nghiệp Quảng Bình thống nhất ý kiến với cơ quan cùng cấp Hà Tĩnh xác nhận, nguyên nhân gây cá chết là nguồn nước biển ô nhiễm (có yếu tố gây độc) từ khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lan rộng vào Quảng Bình theo dòng hải lưu Bắc Cực – Xích đạo. Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến Hà Tĩnh thị sát, kiểm tra vùng ven biển thị xã Kỳ Anh, nơi khởi phát của hiện tượng cá chết hàng loạt vừa qua. Phó thủ tướng đề nghị các Bộ ngành phối hợp với các chuyên gia khoa học sớm tìm nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết ở một vùng biển rộng như thời gian vừa qua. |
Theo Zing