Phần lớn biển miền Trung an toàn để tắm, nuôi trồng thủy sản

Thứ hai, 22/08/2016, 10:08
Nhóm nghiên cứu cho hay, chỉ còn một số khu vực cách bờ biển 15km, Sơn Dương, phía Đông biển Nhật Lệ và hòn Sơn Chà… cần theo dõi thêm về mức độ an toàn.

Sáng nay, 22/8, tại TP.Đông Hà (Quảng Trị) Hội nghị "Công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế" diễn ra.

Chủ trì hội nghị là Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, ông Châu Văn Minh (Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Võ Tuấn Nhân (Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường) và đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Trị...

San hô chết trắng tại Hòn Sơn Chà (Thừa Thiên - Huế) sau sự cố cá chết. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

10:57 22/08

Còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp

GS.TS Nguyễn Chu Hồi (ĐHQG Hà Nội), bày tỏ lo ngại về những tác động sau sự cố ô nhiễm môi trường ở các tỉnh miền Trung. Ông đánh giá cao kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả do GS.TS Mai Trọng Nhuận và các cộng sự nghiên cứu.

Tuy nhiên, theo ông cần phải giải đáp cụ thể hơn các cho câu hỏi: "Bãi biển nào đã an toàn, bãi biển nào chưa an toàn? Hải sản ngư dân đánh bắt về đã ăn được chưa? Du khách đến miền Trung tắm biển có bị sao không? “Báo cáo kết quả trên có nhiều thông số đã giải thích được những điều bất thường của vùng biển nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi mà người dân cần thì chưa giải đáp được”, ông Hồi nói.

Vị này cũng lo lắng vì kết quả nghiên cứu chưa đưa ra được mức độ cảnh báo đối với hai khu bảo tồn: Cồn Cỏ (Quảng Trị), Sơn Trà (Đà Nẵng). Ông cho rằng, đây là hai khu vực nằm trong số 16 bãi biển cần được bảo tồn nên các nhà khoa học phải đưa ra khuyến cáo cụ thể đối với các cơ quan quản lý, lãnh đạo các địa phương.

GS.TS Nguyễn Chu Hồi phát biểu tại Hội nghị.

10:52 22/08

Cần công bố cụ thể hơnGiáo sư Nguyễn Chu Hồi (nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục biển và hải đảo) đánh giá cao kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả do giáo sư Mai Trọng Nhuận và các cộng sự nghiên cứu. Tuy nhiên, theo ông cần phải giải đáp cụ thể hơn các câu hỏi: Bãi biển nào đã an toàn, bãi biển nào chưa; hải sản ngư dân đánh bắt về đã ăn được chưa; du khách đến miền Trung tắm biển có bị sao không.

“Báo cáo kết quả trên có nhiều thông số đã giải thích được những điều bất thường của vùng biển nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi mà người dân cần thì chưa giải đáp được”, ông Hồi nói. Vị này cũng lo lắng vì kết quả nghiên cứu chưa đưa ra được mức độ cảnh báo đối với hai khu bảo tồn: Cồn Cỏ (Quảng Trị), Sơn Trà (Đà Nẵng). Ông cho rằng, đây là hai khu vực nằm trong số 16 bãi biển cần được bảo tồn nên các nhà khoa học phải đưa ra khuyến cáo cụ thể đối với các cơ quan quản lý, lãnh đạo các địa phương.

10:10 22/08

Mức độ an toàn: Nhiều khu vực cần theo dõi thêm

Theo giáo sư Mai Trọng Nhuận, các thông số đặc trưng môi trường biển, trầm tích biển ở phần lớn các khu vực đã nằm trong giới hạn quy định của QCVN 10- MT: 2015/BTNMT, đạt quy chuẩn đối với vùng bãi tắm, thể thao dưới nước nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sản.

Tuy nhiên, ở một số khu vực cách bờ 15 km, một số khu vực có dòng xoáy cục bộ (Sơn Dương, phía Đông của Nhật Lệ, hòn Sơn Chà), khả năng phân tán các chất trong nước kém hơn, đồng thời khả năng tích lũy độc tố trong trầm tích cao hơn cần tiếp tục được theo dõi, giám sát chặt chẽ. Với sự kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải từ đất liền và do cơ chế làm sạch tự nhiên của môi trường, hàm lượng các chất ô nhiễm từ sự cố môi trường đang có xu hướng giảm theo thời gian.

Hệ sinh thái, san hô, cỏ biển, nguồn lợi thủy sản ở khu vực sau những tác động của sự cố môi trường đã có dấu hiệu hồi phục. Đại diện Bộ Y tế cũng kết luận, hàm lượng một số chất ô nhiễm trong hải sản đã giảm dần theo thời gian. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT thực hiện giám sát hải sản tại các vùng iển an toàn mà Bộ TNMT đã công bố.

Vị này cũng cho hay, hàm lượng các chất như sắt, đồng, kẽm trong nước biển thời gian qua mặc dù dưới ngưỡng cho phép nhưng liên tục thay đổi. Đối với hệ sinh thái, thời điểm tháng 4, 5 hầu hết rạng san hô đã bị chết. Đến tháng 6 và tháng 7 thì rạng san hô và rong biển đã bắt đầu có dấu hiệu khôi phục. Các loại cá cũng bắt đầu sinh sản trở lại. Điều đó chứng tỏ, nước biển đang có dấu hiệu phục hồi tốt.

“Thời điểm tháng 4, tháng 5 hầu như không thấy con cá nào ở biển Sơn Dương cả. Nhưng đến tháng 7 và tháng 8 thì có nhiều con cá với kích thước rất nhỏ vẫn sống và xuất hiện ngày càng nhiều”, giáo sư Nhuận cho hay.

10:02 22/08

Yêu cầu chính đáng của dân

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết, sự cố cá chết ở các tỉnh miền Trung vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Công ty Formosa đã thừa nhận trách nhiệm và xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Xác định vụ việc này là nghiêm trọng, Bộ đã phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học trong và ngoài nước tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng nước biển ở các tỉnh miền Trung.

“Tôi luôn ý thức được, người dân luôn mong muốn biết được thông tin về việc nước biển đã sạch và an toàn chưa. Đây là yêu cầu chính đáng mà bất cứ người dân nào cũng có quyền được biết. Trước yêu cầu cấp bách đó, các nhà khoa học cũng đã làm việc khẩn trương nghiêm túc trong suốt thời gian qua”, ông Hà nói.

5 phút trước

Giám sát thường xuyên

Liên quan tới việc khắc phục sự cố Formosa, Bộ TNMT đã lắp đặt 2 camera theo dõi, giám sát hoạt động trạm quan trắc liên tục, tự động của Công ty Formosa về Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh, Tổng cục Môi trường.

Công ty phải có giải pháp kiểm soát nước thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hóa và kiểm soát nước thải, phòng ngừa sự cố trước khi xả ra biển; lắp đặt quan trắc nước thải của hệ thống xử lý sinh hóa và bể tràn lưu giữ nước thải một thời gian trước khi xả ra biển, sử dụng bể chỉ thị sinh học để kiểm soát chất lượng nước thải.

Mới đây, một Tổ giám sát trực tiếp tại Công ty Formosa Hà Tĩnh cũng vừa được thành lập. Nhiệm vụ của tổ này là thường xuyên giám sát, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các cam kết khắc phục sự cố môi trường cũng như các hành vi vi phạm của công ty. Bộ TNMT đã triển khai chương trình khảo sát, điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trường biển tại 4 tỉnh ven biển miền Trung.

6 phút trước

Formosa gây ô nhiễm

Hơn 4 tháng trước, hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khiến đời sống người dân 4 tỉnh lao đao.

Để tìm nguyên nhân, 7 bộ ngành cùng các viện nghiên cứu, 100 nhà khoa học trong và ngoài nước đã vào cuộc. Sau gần 2 tháng, Công ty Formosa đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa cá chết và cam kết bồi thường 500 triệu USD để khắc phục hậu quả và cải tạo môi trường.

Lãnh đạo Bộ TNMT từng khẳng định mức độ ô nhiễm môi trường nước tại 4 tỉnh bị ảnh hưởng có xu hướng giảm dần, chất lượng nước biển đảm bảo an toàn cho mục đích tắm biển, du lịch.

Lãnh đạo bộ này cũng hứa và sẽ công bố mức độ an toàn của môi trường nước biển sau khi kết thúc chương trình điều tra, đánh giá, phân tích mẫu nước biển đối chiếu với quy chuẩn về chất lượng môi trường.

Theo Zing

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích