Xe cấp cứu ở trạm cấp cứu vệ tinh BV đa khoa Xuyên Á. |
Hệ thống điều hành trung tâm là ngay thời điểm cần thiết có thể biết TP có bao nhiêu xe cấp cứu có thể huy động được, nơi xảy ra chuyện gần xe nào nhất và trung tâm điều hành ngay. TP không phải dư xe cấp cứu nhưng nếu sử dụng được hết số xe đang có thì sẽ đáp ứng tăng lên 20 - 30 lần so với hiện tại TS-BS Lê Trường Giang, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM |
Theo TS-BS Tăng Chí Thượng, với mô hình này, không cần đầu tư xe cấp cứu “hoành tráng” như mô hình Samu (có thể thực hiện ca phẫu thuật ngay trên xe), bởi TP quá đông đúc, chật hẹp, xe “bề thế” di chuyển rất khó khăn, không đến hiện trường kịp thời, không tận dụng được thời gian vàng trong sơ cấp cứu. Hơn nữa, với mô hình cấp cứu Samu, bắt buộc nhân viên phải là bác sĩ, điều này rất khó đáp ứng tại VN, vì rất khó tuyển bác sĩ làm công tác này. |
Cần đầu tư mạnh hơn
PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, giảng viên Trường đại học Y Dược TP.HCM, cho rằng hệ thống cấp cứu ngoại viện hiện nay trên cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng còn yếu, chưa làm tốt công tác sơ cứu và cấp cứu. Phần lớn các trường hợp cấp cứu là bệnh nhân tự đến các BV. Hệ thống cấp cứu ngoại viện lâu nay hoạt động không chuyên nghiệp, trong khi gặp rất nhiều khó khăn - dân số gia tăng, mật độ dân cư ở một số vùng quá lớn, giao thông tắc nghẽn, lòng tin của người dân cũng như thói quen sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện hầu như chưa có. Do vậy, TP cần đầu tư mạnh hơn, hợp lý hơn cho hệ thống này.
|
Theo Thanh Niên Online