|
Mức thu nhập thấp, nhưng nhiều công nhân vẫn sống dư dả nhờ cách chi tiêu hợp lý |
Kỳ 1: Công nhân lãnh lương 5 triệu vẫn dư được 2 triệu để dành
40.000 đồng cho 2 bữa cơm
Chị Nguyễn Thị Thủy (25 tuổi) là con gái út trong một gia đình thuộc hộ nghèo ở Trà Vinh. Cái đói, cái khổ quanh năm khiến chị nung nấu ý định phải lên Sài Gòn kiếm sống, phải đổi đời bằng mọi cách. Cho đến một ngày cuối năm 2013, chị rời quê để đến với thành phố mà nhiều người rỉ tai nhau “ở đó cái gì cũng có, làm giàu dễ hơn ăn cơm”.
Hầu hết công nhân đều lựa chọn ăn uống tại hàng quán bình dân để tiết kiệm chi phí |
"Sài Gòn không như trong tưởng tượng của tui, lên đây thấy người xe tấp nập, nhộn nhịp quá làm mình thấy sợ. Thời gian đầu tui nhớ nhà, nhớ ba má, anh chị nên đêm nào cũng khóc”, chị Thủy kể lại.
Phút nghỉ ngơi, trò chuyện của các công nhân trước khi ghé chợ mua đồ nấu bữa tối |
Cầm trong tay số tiền 2.000.000 đồng dành dụm bấy lâu, chị Thủy thuê một phòng trọ ở quận Tân Phú với diện tích 15m2, giá 700.000 đồng/tháng để làm nơi tạm trú. Tìm được chỗ ở, chị xin phụ rửa chén cho một quán cơm trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình, TP.HCM). Sau đó, chị Thủy may mắn được một người khách tới ăn cơm rồi xin cho vào làm trong khu chế xuất Tân Thuận (quận 7, TP.HCM).
Để bớt tiền ăn, nhiều người chuẩn bị sẵn bữa trưa vào tối hôm trước để đem theo khi đi làm |
Thu nhập thấp nhưng nhiều người vẫn có kế hoạch chi tiêu vừa đủ |
Chị Thủy đang đợi một người bạn để cùng đi chợ |
Cận cảnh bữa tối với giá 20.000 đồng của chị Thủy |
Thức ăn bán cho công nhân đều có giá từ 10.000 - 15.000 đồng/món |
"Tui thấy cũng lạ, nhiều người có mức thu nhập trung bình từ 7.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng nhưng cứ than không đủ tiêu. Thực ra, tui nghĩ nếu biết lên kế hoạch hợp lý thì vẫn có thể sống dư dả được. Tui ráng thêm vài năm, tiết kiệm được nhiều chút rồi thuê mặt bằng, mở tiệm tạp hóa nhỏ để kiếm thêm thu nhập, gửi về lo phụng dưỡng ba má". Chị Nguyễn Thị Thủy chia sẻ |
Để tiết kiệm, nhiều người lựa chọn đi chung xe với nhau và cùng chịu tiền xăng |
Riêng tiền ăn, anh Vinh chỉ cho phép bản thân tiêu trong giới hạn 50.000 đồng cho 2 bữa chính mỗi ngày. “Với 50.000 đồng ra chợ, tôi có thể mua đủ thức ăn cho 2 bữa chính bao gồm: 4 quả trứng 16.000 đồng, 2 miếng đậu hũ 10.000 đồng, 2 lạng thịt 20.000 đồng và 4.000 đồng còn lại mua rau”, anh Vinh dẫn giải.
Ổ bánh mì "cứu đói" là lựa chọn thiết thực nhất vào lúc tan tầm |
Anh cũng vui vẻ tiết lộ, với cách thức chi tiêu tiết kiệm như vậy trong 2 tháng qua, anh đã có được 4.000.000 đồng tiền tiết kiệm. Anh cũng nói thêm, nếu sau này có dư dả hơn thì vẫn áp dụng cách chi tiêu như hiện tại, bởi: “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, tôi áp dụng những nguyên tắc chi tiêu này biết đâu sau có vợ, sinh con thì đỡ phải đau đầu với bài toán thu chi hàng ngày”.
Bài toán về chi tiêu luôn khiến người có thu nhập thấp phải "vò đầu bứt tóc" nhưng vẫn có người sống khỏe |
Ở Sài Gòn giá cả đắt đỏ, nhưng biết cách chi tiêu thì vẫn có thể sống thoải mái |
Tự đi chợ và nấu ăn là cách tốt nhất để nhiều công nhân tiết kiệm được chi phí ăn uống |
Theo Thanh Niên