Phía sau việc Tổng thống Putin sa thải gần 30 tướng lĩnh chỉ sau 3 tháng
Truyền thông Nga đưa tin, ngày 1/5, Tổng thống Vladimir Putin bất ngờ ký sắc lệnh sa thải hàng loạt quan chức cấp cao và tướng lĩnh quân đội, trong đó có cả cấp thứ trưởng, đang làm việc tại Bộ Tình trạng khẩn cấp, Ủy ban Điều tra liên bang, Bộ Nội vụ và Cơ quan Thực thi pháp luật liên bang.
Theo TASS, sắc lệnh của Tổng thống Putin đã được công bố trên cổng thông tin pháp lý chính thức của Nga.
Theo sắc lệnh này, ông Vladimir Sergeyevich Artamonov - Thứ trưởng Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga - quan chức cao cấp nhất đã bị sa thải lần này.
Tổng thống Putin liên tục trảm tướng |
Thiếu tướng Sergei Vorontsov - Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý các tình huống khẩn cấp thuộc Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga và ông Sergei Kadalov - lãnh đạo Phòng Giám sát và Ngăn chặn thuộc Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga cũng bị sa thải theo sắc lệnh này.
Một số quan chức cấp cao của Ủy ban Điều tra liên bang, Bộ Nội vụ, Cơ quan Thực thi hình phạt liên bang và công tố viên của khu vực Kostroma cũng nằm trong danh sách bị cách chức lần này của Tổng thống Putin.
Các nhân sự mới được bổ nhiệm để thay thế các vị trí bị sa thải cũng đã được công bố trong sắc lệnh của người đứng đầu điện Kremlin.
Cũng nên nhắc lại rằng, ngày 9/3, ông Putin đã từng ký sắc lệnh cách chức 10 tướng lĩnh thuộc Bộ Nội vụ, Ủy ban Điều tra liên bang và Cơ quan thi hành án liên bang, trong đó có cảnh sát trưởng của 3 tỉnh Samara, Vologda và Nizhny Novgorod.
Ngoài ra, các trưởng công tố Cộng hòa Chuvashia và Khu vực tự trị Do Thái cũng bị sa thải.
Trước đó, ngày 3/2, Tổng thống Putin cũng đã ký sắc lệnh cách chức 16 tướng trong Bộ Trình trạng khẩn cấp, Bộ Nội vụ và Ủy ban Điều tra. Tất cả 16 tướng đều bị miễn nhiệm chức vụ, hai người trong số đó còn bị sa thải khỏi ngành quân sự.
Như vậy, chỉ sau 3 tháng đã có trên dưới 30 tướng lĩnh bị Tổng thống Putin sa thải và thay thế. Đặc biệt, lý do của việc cải tổ nhân sự hầu như không được Kremlin thông báo.
Tuy nhiên, nếu như quyết định sa thải 16 tướng lĩnh hồi tháng 2 được giới phân tích cho rằng đó đơn thuần chỉ là chuyện sa thải những người làm việc kém hiệu quả trong các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật, còn việc sa thải 10 tướng lĩnh hồi tháng 3 thì được xem như một cuộc cải cách chính trị, thì việc sa thải các tướng lĩnh hồi tháng 5 này có ý nghĩa hoàn toàn khác.
Có thể thấy rằng, quyết định bất ngờ cải tổ nhân sự Bộ Tình trạng khẩn cấp, Ủy ban Điều tra liên bang, Bộ Nội vụ và Cơ quan Thực thi pháp luật liên bang lần này là một quyết định chẳng đặng đừng của Tổng thống Putin.
Nhà lãnh đạo Nga đã phải điều chỉnh nhân sự trong tình thế bị động.
Ông Putin vẫn không có những thay đổi nhân sự ở tầm hoạch định chiến lược trong thời điểm này, cho thấy ông vẫn nhìn nhận chiến lược của Moscow là phù hợp. Song với những gì xảy trong thời gian gần đây tại nước Nga khiến cho người đứng đầu điện Kremlin nhận thấy những sơ suất chết người của cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật của Nga vẫn chưa được khắc phục.
Tướng Artamonov bị miễn nhiệm chức Thứ trưởng Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga |
Việc để xảy ra tình trạng có tới 72/99 thành phố trên toàn nước Nga biểu tình trái luật ngày 26/3, theo Russia Today, chứng tỏ cơ quan bảo vệ thực thi pháp luật của nước Nga đã không kiểm soát được tình hình đất nước.
Không thể phủ nhận cuộc “đại biểu tình” đó đã gây ra hệ luỵ rất lớn cho đời sống chính trị Nga trong thời điểm chỉ còn chưa đầy một năm nữa sẽ diễn ra cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng thứ hai tại nước Nga trong thế kỷ 21 – cuộc bầu cử Tổng thồng Nga năm 2018.
Cùng với đó là cuộc “đại đình công” của giới tài xế diễn ra trên toàn nước Nga diễn ra ngay sau cuộc “đại biểu tình” một ngày và chưa biết khi nào kết thúc, đã gây hậu quả rất lớn cho đời sống xã hội Nga và đang được các đối thủ thực hiện chính trị hoá, biến thành công cụ phá hoại nhà nước Nga.
Hai gọng kìm “đại biểu tình – đại đình công” đang được các lực lượng đối lập trong nước Nga kết hợp cùng các thế lực thù địch ở bên ngoài biên giới nước Nga gia tăng công lực.
Các đối thủ của Putin và kẻ thù của nước Nga bằng mọi cách gây hỗn loạn trong xã hội Nga, buộc nhà lãnh đạo tối cao của nước Nga phải điều hành đất nước trong trường hợp khẩn cấp, từ đó đẩy lùi việc hoàn thiện cơ chế thực thi pháp, qua đó đầy lùi quá trình hoàn thiện thể chế chính trị cho nước Nga.
Mục đích cuối cùng của các đối thủ là nhằm giảm tối đa tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Nga với đời sống chính trị và đời sống xã hội Nga, để khi Tổng thống Putin rời quyền lực thì các đối thủ dễ bề tạo ra một bàn cờ chính trị mới tại nước Nga thời hậu Putin.
Tổng thồng Putin đã quyết định tiếp tục ở lại chính trường?
Gọng kìm đại biểu tình tại Nga |
Chỉ còn không đầy một năm nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ 7 của nước Nga thời hậu Xô viết, song cho đến giờ phút này Tổng thống Putin vẫn chưa cho biết ý định của mình có tiếp tục ra tranh cử một nhiệm kỳ nữa hay không.
Tất cả những dấu hiệu từ chính ông Putin, từ cộng sự của ông, từ chính trường Nga, từ đời sống chính trị tại xừ sở bạch dương đều chưa rõ ràng và chỉ giúp cho giới phân tích đưa ra những dự đoán khi thời gian đến cuộc bầu cử đang đếm ngược.
Trước khi hai gọng kìm nguy hại “đại biểu tình – đại đình công” được các đối thủ tạo ra nhằm tấn công vào quyền lực của Tống thống Putin, hầu hết các nước cờ về nhân sự của người đứng dầu điện Kremlin đều được xem là hướng tới việc thử nghiệm tác hiệu của những cơ chế đang được hoàn thiện, từ đó mở đường cho nhà lãnh đạo Nga rời khỏi chính trường.
Bởi lẽ, khi nhân sự thay đổi liên tục trên diện rộng mà không gây ra xáo trộn trong cả đời sống chính trị cũng như đời sống xã hội Nga, điều đó chứng tỏ cơ chế đã ổn định và thể chế đã từng bước được hoàn thiện, lúc đó Tổng thống Putin có thể yên tâm rời bỏ quyền lực.
Tuy nhiên, các đối thù đã quá nóng vội trong việc tấn công nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga, qua đó muốn nhanh chóng làm giảm giá trị những di sản của Putin.
Gọng kìm đại đình công của giới tàn xế tại Nga |
Giới phân tích cho rằng, với việc tạo hai gọng kìm nguy hại “đại biểu tình – đại đình công”, các đối thủ đã níu kéo Putin ở lại chính trường. Và với việc cải tổ nhân sự lần thứ 3 chỉ trong vòng 3 tháng đối với các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật cho thấy, dường như nhà lãnh đạo Nga đã chiều ý của các đối thủ - tái tranh cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ tư.
Tại sao lại nhận định như vậy?
Phải khẳng định ngay rằng, cho dù cuộc “đại biểu tình” được tổ chức với khẩu hiệu là chống tham nhũng và Thủ tướng Medveded là nhân vậy bị “chỉ mặt gọi tên”, còn cuộc “đại đình công” được cho là nhằm phản đối chính phủ Nga về hệ thống tính chi phí mới trong vận tải – hệ thống Platon, nhưng thực ra tất cả các mũi tên đều chĩa về Putin.
Các đối thủ thừa hiểu rằng họ không thể có một kết quả khả quan nào nếu Putin còn ngồi ghế quyền lực hay tầm ảnh hưởng của Putin với nước Nga còn ở mức “nước Nga luôn có Putin” dù Putin đang nắm giữ quyền lực hay đã rời khỏi chốn quan trường.
Điều đó có nghĩa hai gọng kìm nguy hại “đại biểu tình – đại đình công” sẽ giảm công lực, hướng của các gọng kìm sẽ là ly tâm nếu Tổng thống Putin cho thấy không tiếp tục củng cố và nắm giữ quyền lực.
Tổng thống Putin vẫn là trung tâm của sự thống nhất tại nước Nga đương đại |
Thậm chí giới phân tích cho rằng, các cuộc “đại biểu tình - đại đình công” sẽ chấm dứt nếu nhà lãnh đạo đương thời của nước Nga cho biết sẽ rút lui khỏi quyền lực, không tái tranh cử.
Tuy nhiên, với động thái mới nhất, khi người đứng đầu điện Kremlin củng cố các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật, mà mục đích quan trọng chắc chắn là hướng tới phá hai gọng kìm nguy hại “đại biểu tình – đại đình công”, cho thấy dường như Tổng thống Putin sẽ tham gia cuộc đua vào chiếc ghế quyền lực một lần nữa, đẩy lùi cơ hội của các đối thủ trong việc tạo ra một bàn cờ chính trị mới tại xứ sở bạch dương.
Theo Đất Việt