Tấn công hóa học Syria: Khác biệt trong lời tố của Nga

Thứ bảy, 06/05/2017, 18:43
Theo Sputnik, vụ tấn công hóa học tại tỉnh Idlib (Syria) ngày 4/4 là một âm mưu của các thế lực đen tối và Nga đã có trong tay bằng chứng.

Nga mâu thuẫn

Tuyên bố này được, ông Alexander Lavrentyev, Trưởng phái đoàn đàm phán vấn đề Syria tại Astana (Kazakhstan) cho biết, Nga đang nắm trong tay bằng chứng về vụ tấn công hóa học tại làng Khan Sheikhun, tỉnh Idlib (Syria). Ông này cho rằng đây rõ ràng là hành vi gây hấn của các thế lực thù địch và Nga sẽ tiếp tục thuyết phục phương Tây nhìn nhận được sự thật.

Ông Lavrentyev tuyên bố: "Nga đang nắm trong tay bằng chứng không thể chối cãi, vụ tấn công đó là một hành vi gây hấn do những phần tử và tổ chức không muốn Syria lập lại hòa bình. Vì vậy, tất cả những lời giải thích, tranh luận cùng những nỗ lực nhằm chứng minh sự thật đã bị chặn đứng bởi sự hiểu lầm của phương Tây.

Tuy nhiên chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục các phương án của mình và cố gắng thuyết phục các quốc gia này thay đổi quan điểm của mình đối với chính phủ Syria".

Hình ảnh được cho là những nạn nhân của vụ tấn công hóa học tại Idlib (Syria) ngày 4/4.

Tuyên bố của ông Alexander Lavrentyev được cho là khá bất ngờ bởi ngay sau vụ tấn công diễn ra hôm 4/4, Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội Chính phủ Syria đã không kích vào một kho vũ khí của phe nổi dậy có chứa các vũ khí hóa học khiến một thị trấn Bắc Syria nhiễm độc.

Thiếu tướng Igor Konashenkov nêu rõ, quân đội Nga đã ghi nhận một vụ không kích của không quân Syria diễn ra vào ngày 4/4, với mục tiêu là các kho vũ khí và nhà máy sản xuất đạn dược nằm ở vùng ngoại ô phía Đông thị trấn do phe nổi dậy kiểm soát Khan Sheikhoun, tỉnh Idlib.

Theo Tướng Konashenkov, những vũ khí hóa học được sản xuất tại nhà máy này từng được sử dụng tại Iraq. Nhà kho chứa vũ khí cũng được sử dụng để sản xuất các thùng khí độc. Các thùng khí độc hóa học này đã từng được vận chuyển và sử dụng tại Iraq nhiều lần, tương đồng với những cáo buộc trước đó của các tổ chức quốc tế và quân chính phủ Iraq.

"Các loại khí độc này cũng được các chiến binh khủng bố tại thành phố Aleppo và bị chuyên gia quân sự Nga phát hiện vào cuối năm 2016", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga khẳng định. Tướng Konashenkov tuyên bố, các thông tin nói trên “có đầy đủ tính khách quan và được xác minh”.

Nga bị nghi ngờ

Trái với những thông tin Nga đưa ra, sau khi cáo buộc Syria, thủ phạm của vụ tấn công hóa học tại tỉnh Idlib được phương Tây xác định là Nga. Tuy nhiên, Moscow đã phủ nhận cáo buộc này.

Sputnik dẫn lời Thiếu tướng Igor Konashenkov đã chỉ trích mọi cáo buộc của phương Tây về việc đã có vũ khí hóa học được sử dụng trong cuộc không kích của quân đội Syria tại thị trấn Khan Shaykhun, tỉnh Idlib. Tướng Konashenkov tuyên bố: "Ngày 4/5 tới đánh dấu tròn một tháng kể từ khi vụ tấn công ở Khan Shaykhun diễn ra, nơi mà vũ khí hóa học bị nghi sử dụng.

Nhưng không có bất kì đại diện nào của Mỹ, Anh hay Pháp đưa ra bằng chứng cho Tổ chức Cấm sử dụng vũ khí hóa học (OPCW). Chỉ có những tin đồn dựa theo thông tin từ giới truyền thông và bị phủ nhận bởi các chuyên gia", ông Konashenkov nói.

Ông Konashenkov còn chỉ trích lời cáo buộc của Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW), khẳng định rằng, chuyên gia của tổ chức này đã tìm thấy mảnh vỡ của bom KhAB-250 có từ thời Liên Xô cùng dấu vết của chất độc sarin trong đó.

Theo vị phát ngôn viên này, loại bom KhAB-250 không hề được xuất khẩu ra khỏi Liên Xô và đã được tiêu hủy hết từ những năm 1960, ngoài ra nó cũng không được thiết kế để mang theo chất độc sarin.

Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết, sự thật chỉ có thể phơi bày sau khi các chuyên gia của OPCW đến hiện trường và thực hiện điều tra chi tiết. Tuy nhiên, tính đến nay, Đại diện thường trực của Nga tại OPCW, ông Alexander Shulgin cho rằng Mỹ và các quốc gia phương Tây không muốn điều tra thỏa đáng, để làm rõ trắng đen vụ việc được cho là sử dụng vũ khí hóa học tại Idlib, Syria.

Ông Shulgin cho biết, trong cuộc họp Hội đồng điều hành của OPCW ngày 19/4, Nga và Iran đã đưa ra đề xuất bổ sung cho việc tiến hành cuộc điều tra vụ việc tại Idlib, trong đó có điều tra cả khu vực sân bay Shayrat bị Mỹ tấn công.

Tuy nhiên, Mỹ đã phản đối đưa phái bộ điều tra vũ khí hóa học Syria đến sân bay Shayrat với lý do phái bộ điều tra của OPCW "không có gì để làm trong tình huống này".

Nhà chính trị Nga cho rằng: "Sự liên quan giữa vụ việc ở Idlib với sân bay Shayrat là do chính người Mỹ tạo ra khi Washington tuyên bố các máy bay Syria đã xuất phát từ sân bay này tới tấn công Idlib, do đó việc xác định xem chất độc thần kinh sarin và các vũ khí hóa học khác có từng được lưu trữ tại sân bay Shayrat hay không là điều rất cần thiết".

Theo đại diện thường trực Nga tại OPCW: "Các nước phương Tây đang hành động cực kỳ mâu thuẫn. Tôi cho rằng người Mỹ có thể đang che giấu điều gì đó khi họ kiên quyết muốn không đưa sân bay Shayrat vào cuộc điều tra này. Có thể ngay từ đầu họ đã biết rằng không có vũ khí hóa học nào ở đó và điều này chỉ được họ sử dụng như một cái cớ mà thôi".

Không những vậy, phía Washington còn phản đối việc cho phép bất cứ chuyên gia nhà nước nào tham gia công vào việc của phái bộ điều tra và cáo buộc Nga đẩy cuộc điều tra vào bế tắc.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích