|
Hẻm "bát quái" có chợ tự phát ở đầu hẻm, phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân |
Các con hẻm ở Sài Gòn không biết có từ bao giờ, có những con hẻm lối đi rộng rãi nhưng rất thanh bình, cũng có những con hẻm chỉ xíu xiu, nhà này cách nhà kia 2 bước chân mà cuộc sống bên trong thật náo nhiệt.
Trong các con hẻm, nhà này mọc san sát nhà kia, hầu như đầu hẻm nào cũng có một chiếc tủ nho nhỏ bán nước ngọt, cà phê hay tủ bánh mì, xe nước mía. Người dân trong hẻm cũng có thể mua đủ thứ đồ cần thiết hàng ngày mà không cần phải đi đâu xa vì hầu như hẻm nào cũng có vài tiệm tạp hóa bán đủ thứ đồ từ cây kim, sợi chỉ cho đến bột giặt, xà bông, củ hành,…
Cuộc sống trong hẻm thường tấp nập vào sáng và chiều, trưa đến thì vắng tanh vắng ngắt như chốn không người.
Xe hủ tiếu nằm ở ngã tư gần đầu hẻm "bát quái" |
Vài con hẻm đông đúc còn có thêm chợ tự phát ở đầu hẻm hoặc ở đoạn nào đường rộng nhất. Xuất phát từ vài người khó khăn trong hẻm bán ít đồ thực phẩm để phục vụ nhu cầu hàng ngày, dần dần các con hẻm đông đúc hơn, nhu cầu mua đồ ăn, thức uống cũng tăng cao, nhiều người bán xuất hiện hơn rồi hình thành chợ tự phát lúc nào không hay.
Vừa vào đầu hẻm, đường khá rộng nên người dân tập trung bán thực phẩm và tạp hóa |
Cụ bà sống lâu năm ở hẻm hàng ngày đi bộ ra đầu hẻm để mua thức ăn cho cả gia đình |
Ông Nguyễn Thanh Quang hàng ngày mang ghế nhựa ra trước cửa nhà ngồi hóng gió, đây là nhánh hẻm cụt nên khá yên tĩnh |
Ông Phương nhà ở cuối nhánh hẻm cụt phải ghi chữ trên tường để nhiều người nhìn thấy quay đầu xe từ xa |
Chợ tự phát hay còn gọi là chợ cóc dường dù gây khó khăn trong việc quản lý nhưng vẫn có ý nghĩa với đời sống người dân trong hẻm vì sự tiện lợi và như một đặc trưng của hẻm Sài Gòn |
|
Mỗi khi mưa lớn, ông Trà Văn Lộc lại mở nắp cống rồi đứng canh không cho người dân đi vào khu vực nước ngập sâu. |
Con hẻm buổi trưa thật yên bình và vắng vẻ |