|
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng bên mô hình đầu đạn hạt nhân thu nhỏ đã từng bị các nhà phân tích chê cười hồi năm ngoái, giờ đã trở thành hiện thực. Ảnh: SCMP |
Nếu như một năm trước, bức ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chụp ảnh đứng cạnh một quả địa cầu và báo chí Triều Tiên cho rằng đó là mô hình vũ khí hạt nhân thu nhỏ, các nhà bình luận cười giễu cợt. Giờ đây, họ cho rằng, ông Kim không hề đùa cợt.
Ngày 8/8, tờ The Washington Post đã đưa tin, một cuộc đánh giá tình báo của Mỹ kết luận, Triều Tiên đã thực sự thành công trong việc tạo ra một đầu đạn hạt nhân nhỏ gọn.
Tiết lộ này đã nhanh chóng gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên. Ngay sau bài báo đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo ông Kim đừng cố gắng chống lại những đe doạ tiếp theo và Triều Tiên "sẽ được đáp ứng bằng hỏa tiễn và cơn thịnh nộ như thế giới chưa bao giờ thấy". Còn Triều Tiên đáp trả bằng tuyên bố họ đang cân nhắc đến cuộc tấn công tên lửa vào đảo Guam của Mỹ.
Liệu ông Kim Jong-un thật sự có khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân? Việc Triều Tiên hai lần phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới đây vẫn đang tranh luận gay gắt. Tuy nhiên, giờ đây không còn nghi ngờ gì nữa, ông Kim đã đạt được một thành tựu quan trọng: Cuối cùng ông ấy đã được các chính quyền và cơ quan tình báo nước ngoài nghiêm túc xem xét là bằng chứng đánh giá mới nhất về khả năng hạt nhân của ông ấy.
Ông Kim lên nắm quyền vào năm 2011, và ngay lập tức bị nhạo báng vì mái tóc ngộ nghĩnh và vẻ ngoài bóng bẩy. Một số nhà phân tích Hàn Quốc đặt câu hỏi liệu ở tuổi 27, ông ấy có thể duy trì quyền lực của mình. Họ đoán rằng ông sẽ bị các quan chức cấp cao trong quân đội chi phối.
Tuy nhiên, ông Kim đã chứng minh sự hoài nghi của họ đã sai. Ông đã loại bỏ các đối thủ tiềm năng, bao gồm cả người chú, người mà ông đã ra quyết định xử tử hình vào năm 2013. Ông Kim đã cải thiện nền kinh tế của Triều Tiên, bất chấp lệnh trừng phạt quốc tế.
Đồng thời, nhà lãnh đạo Kim đã dần dần nâng cao công nghệ hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên, bao gồm thử nghiệm thành công ICBM vào ngày 28/ 7 cho thấy nó có khả năng đạt tới New York hoặc Washington, DC.
Ông Moon Chung-in, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Hàn Quốc, nói rằng, ông Kim đã có những bước đi hợp lý để bảo vệ chế độ của mình nhằm ngăn chặn bất kỳ hình thức tấn công hoặc can thiệp nào của Mỹ.
"Triều Tiên rất, rất ổn định", ông Moon cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây tại Seoul. "Kim Jong-un đã củng cố quyền lực đầy đủ."
Jonathan D. Pollack, một chuyên gia về Hàn Quốc và là thành viên cao cấp tại Viện Brookings nhắc lại câu nói của Thượng Nghị Sĩ John McCain năm nay cho rằng Kim Jong-un là một "đứa trẻ điên rồ." Ông nói rằng, nhìn thấy lãnh đạo Triều Tiên là một con người mạo hiểm.
"Tôi coi vấn đề này là nghiêm túc," Pollack nói về Triều Tiên. "Đây không phải là phim hoạt hình vì khả năng tên lửa cùa Triều Tiên ngày càng tăng."
Nếu Triều Tiên bây giờ có thể tuyên bố thu nhỏ thành công vũ khí hạt nhân, họ đã tiến gần hơn đến việc đe doạ Mỹ bằng vụ tấn công hạt nhân nếu Mỹ gây ra bất cứ cuộc tấn công nào trên lãnh thổ Triều Tiên và chế độ của ông Kim .
Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo về việc Triều Tiên cũng có thể phóng đại các khả năng tên lửa của mình và thực tế là tên lửa ICBM của Triều Tiên vẫn chưa chứng minh được nó có thể vượt qua bầu khí quyển mà không làm hỏng một trong những đầu đạn hạt nhân của nó.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát Triều Tiên nói rằng ông Kim có lý do thực tế để thúc đẩy phát triển vũ khí hạt nhân. Một là, ông muốn có một vị trí đàm phán mạnh mẽ hơn với Mỹ, kẻ thù của Triều Tiên kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc cuộc chiến vào năm 1953.
Ông Joo Seong-ha, một nhà báo đào tẩu từ Triều Tiên sang Seoul cho biết, ông Kim hy vọng sẽ sử dụng chương trình vũ khí hạt nhân của mình để tận dụng các nhượng bộ kinh tế từ Hàn Quốc và Mỹ. Chương trình vũ khí hạt nhân là "con chip thương lượng mạnh nhất mà Triều Tiên có."
Phát biểu với CNN ngày 8/8, Thượng nghị sĩ Chris Coons, một đảng viên Dân chủ ở Delaware, đang ngồi trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho biết ông Kim và các nhà lãnh đạo khác của Triều Tiên đã say mê niềm tin rằng Mỹ đang chuẩn bị khởi động thay đổi chế độ.
Ông nói: "Tôi nghĩ rằng người lãnh đạo trẻ hoang tưởng, quân phiệt và có năng lực này là người mà chúng ta phải đối phó vì những mối đe dọa nghiêm trọng."
Không rõ rằng tất cả các phụ tá của ông Trump đều nhìn Kim theo cách đó hay không. Phát biểu trên Fox Busines ngày 7/8, Sebastian Gorka, một cố vấn an ninh quốc gia, gọi Triều Tiên là một quốc gia hiếu chiến đang tham gia vào vụ ám sát và tống tiền.
Ông Pollack nói rằng, Tổng thống Trump cần chứng tỏ rằng ông ấy không thể dễ dàng bị dính vào các cuộc chiến ngôn từ với ông Kim.
Theo Tiền Phong