|
Dân bán vé số hay truyền nhau mấy câu tếu táo rao chào: “Mười ngàn bỏ túi làm chi. Mua tờ vé số có khi làm giàu”, “Vé số chiều xổ, lấy rổ đựng tiền”… Khách nghe vui, bật cười mà rút tiền mua vài tờ. Tuy nhiên, bài học vỡ lòng dành cho người mới bán vé số không hẳn là làm sao bán đắt, mà là phải cảnh giác trước các chiêu lừa đảo, cướp giật.
Lừa vé số
Lần đầu giao xấp vé số cho tôi, chủ đại lý nhắc nhở: “Coi chừng nó cầm vé lựa rồi giả bộ làm rớt mấy tờ, nếu mình cúi xuống lượm, nó sẽ giấu bớt vé hoặc cướp cả cọc chạy luôn” và dặn thêm: “Bây lạ nước lạ cái, tuyệt đối không đổi vé trúng. Tụi nó cạo, sửa số tinh vi lắm!”.
Bị Dê Xồm Gạ Tình Chị Trinh Lan Anh ( 32 tuổi trú tại P10, Q3, TP.HCM) tiết lộ trong gần chục năm bán vé số dạo, chị bị nhiều khách gạ tình. thậm chí vào năm ngoái, chị đi bán với cái bụng bầu bự chảng, vẫn có người rủ rê."đi khách sạn với anh nghe, đi đi anh mua hết vé số". Tương tự Thân Thị Hạnh ( trú tại P10, Q3) kể hồi cô mang bầu cũng có người gạ đi khách sạn, bây giờ sanh xong càng bị gạ nhiều hơn "Mới đây khi đi bán gần 12 giờ khuya, một ông cứ bám theo e hứa sẽ mua hết vé số và cho vài trăm ngàn nếu em chịu "vui vẻ" với ổng. Lúc đó trong hẻm vắng không có ai nên em sợ bị hiếp dâm, bị giết. Mỗi ngày e phải "ráng" bán hết 300-400 tờ mới đủ trang trải tả sữa ăn uống cho ba đứa con và phụ trả nợ cho mẹ. Cũng biết đi khuya nguy hiểm nhưng giờ đó bán khá hơn" chị bộc bạch |
Ngay cả một số người đi bán lâu năm hoặc thậm chí cả đại lý vé số cũng đau đầu trước những “quả lừa” này. Chị Huỳnh Trinh (chủ đại lý vé số Thành Đạt, Q.3, TP.HCM) cho biết: “Bây giờ số giả nhiều, tụi nó cạo sửa ngày tháng năm, photo màu y như thiệt, tới kêu đổi số trúng. Hồi mới mở đại lý, tui bị lừa mất mười mấy hai chục triệu”.
Người sáng mắt, lành lặn còn bị lừa; người mù, khuyết tật càng dễ bị lừa hơn.
Anh Thạch Thảo Tâm Thương (quê Bến Tre, trọ P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM) là người mù có thâm niên 20 năm bán vé số dạo, khẳng định: “Không có người mù nào bán vé số mà không bị lừa: tráo vé xổ rồi lấy vé mới hoặc đưa tiền mệnh giá thấp nhưng “hét” mệnh giá cao...”. Thương nhẩm tính anh đã bị lừa gần chục lần và vụ xảy ra cuối năm ngoái là “đại nạn”.
|
Anh Thạch Thảo Tâm Thương nhiều lần bị cướp vé số |
Theo lời anh Thương, cuối tháng 11.2018, khoảng 22 giờ anh cầm xấp vé số đi trên đường Tân Kỳ Tân Quý (Q.Tân Phú). Bỗng một người đàn ông gọi anh lại, ân cần hỏi thăm hoàn cảnh và hứa mua hết vé số. Sau khi hứa hẹn, người này rủ anh Thương đi uống cà phê. Trên đường đi, ông ta bất ngờ ghé mua bánh kem. Tới quán, ông ta xởi lởi giới thiệu anh Thương với cô chủ quán rồi mời anh uống nước, ăn bánh kem. Tại đây, ông ta nói rất nể phục nghị lực của vợ chồng anh Thương nên muốn tặng 20 triệu đồng. Cảnh giác trước số tiền quá lớn tự dưng được cho, anh Thương từ chối. Sau khi thuyết phục và bỏ cọc tiền vô giỏ của anh Thương, ông đề nghị chở anh về nhà để vợ ông ta gửi thêm chút quà.
“Từ thời điểm đó, tôi không còn biết gì nữa. Vợ nói có hai sinh viên thấy tôi nằm bất tỉnh giữa đường nên đưa về. Lần đó tôi mất 225 tờ vé số, 725.000 đồng và cái điện thoại J7”, anh Thương rùng mình kể.
Vé số lừa.
|
Người phụ nữ bán vé số kiêm xin tiền( trái ) gần bệnh viện Ung bướu TP.HCM |
|
Cô gái lết trên đường bán vé số |
Trong giới bán vé số, bên cạnh những người kiếm đồng tiền chân chính từ lao động, cũng lắm kẻ mượn nghề để lừa đảo. Chiêu phổ biến là giả làm người mù, tàn tật bán vé số, xin tiền.
Tại điểm đón xe buýt gần Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, thường có một phụ nữ trạc 55 tuổi bán vé số. Người nào không mua, bà chuyển hướng: “Vậy cho xin ít tiền. Mẹ tôi bị ung thư, đang nằm chờ mổ vì thiếu tiền”. Tuy nhiên, khi tôi hỏi bà cụ điều trị ở phòng nào thì người này bỏ đi. Một thanh niên bán hàng rong cảnh báo: “Bả xạo đó, mấy năm nay gặp ai bả cũng nói vậy”.
|
|
Người mẹ trẻ Thân Thị Hạnh ngày đêm bán vé số nuôi ba đứa con |
Thời gian qua, báo chí và cơ quan chức năng đã phanh phui một số vụ giả làm người bại liệt bán vé số, xin tiền. Ngày 16.9.2017, Công an P.Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã buộc N.M.T (32 tuổi, quê Phú Yên) viết cam kết không tái phạm hành vi giả người tàn tật lết trên cầu Bình Triệu bán vé số.
Anh Nguyễn Tấn, người mù bán vé số dạo hơn 10 năm, khẳng định có một số người khỏe mạnh giả làm người khuyết tật ngồi xe lăn, hoặc giả mù. Anh chia sẻ, có lần anh bán ở chợ Xóm Chiếu (Q.4), một người bán hàng nghi ngờ hỏi anh có phải giả mù không. Khi biết anh mù thật, cô này mới phân trần: “Tại tao bị lừa nhiều rồi. Hồi trước tao gặp một thằng bó bột lết lết, tao giả bộ kêu cháy nổ kìa, nó ngồi dậy cong đít chạy!”.
"Vé số xổ liền". Nghề bán vé số dạo còn có một biến tướng là bán vé số xổ liền. Điều này có nghĩa khách kêu mua vé số có nghĩa là đi khách sạn với họ. Vé số xổ liền còn chỉ những cô gái chạy xe tay ga, ăn mặc mát mẻ giả dạng bán vé số nhưng thực chất là làm gái cặp người này người kia... |
Chiêu khác cũng khá hiệu quả là người lành lặn kết hợp với người già, trẻ em đóng vai cha/mẹ - con hoặc kết hợp với người khuyết tật rồi “ăn chia”, thường là 50/50. Anh Tấn cho hay từng không ít lần nhận được những lời đề nghị… ngồi xe lăn để họ đẩy rồi cùng hợp tác bán vé số.
Ngoài ra, chiêu bán vé số xổ rồi thường được sử dụng trong những lúc nhá nhem, gấp gáp để người mua mất cảnh giác. Chị Bình Thuận (ngụ Q.1) phản ánh, mới đây lúc trời mưa lâm thâm, một bà cụ khoảng 70 tuổi cầm xấp vé số, khóc thút thít mời chị mua. Thấy tội nghiệp nên chị mua 10 tờ. Bán xong, bà cụ nhanh chân bỏ đi. Chị Thuận coi lại thì thấy toàn là vé số… xổ rồi.
“Có ít nhất hai người bạn của tôi cũng bị lừa tương tự. Sau chuyện đó, tôi không mua vé số nữa vì bị mất lòng tin khi thấy lòng tốt của mình bị lợi dụng. Những kẻ bán lừa dối như vậy tuy không nhiều nhưng gây ảnh hưởng xấu đến những người bán vé số chân chính”, chị nói.
Chị Duyên (quê Quảng Ngãi), một “đồng nghiệp” với gần chục năm trong nghề bán vé số, nhìn nhận có một số người bán vé số xổ rồi, nhưng đó thường là những người giả danh bởi nếu lừa thường xuyên như vậy, trước sau gì cũng bị khách đánh. “Chúng tôi bán trường kỳ nên không làm những điều bịp bợm đó được”, chị nói.
Theo Thanh Niên