|
Đàn chó 10 con trong đó có những con khá to cùng tấn công một cháu bé 7 tuổi bất chấp sự có mặt của người lớn. Đáng nói, đàn chó này từng cắn nhiều người và gia súc nhưng vẫn được thả rông, tự do kiếm ăn ở chợ. |
Từng cắn nhiều người
Sáng 4/4, nhiều người dân tập trung tại khu vực sân vận động cũ tại thị trấn Lương Bằng (Kim Động, Hưng Yên). Họ vẫn chưa hết bàng hoàng về việc cháu Nguyễn Đắc Nguyên (SN 2012) bị đàn chó thuộc gia đình bà Lê Thị An cắn tử vong. Theo lực lượng chức năng, bố mẹ cháu quê Bắc Ninh, sang Kim Động thuê nhà của bà An đã gần 10 năm nay để làm đậu.
Người dân tại đây kể, Nguyên khá “nhát chó” nhưng lại sống cùng với chủ nhà nuôi 10 con chó lai, trong đó nhiều con khá to. Gia đình cháu ở khu nhà cấp 4 cũ lợp tôn, cách nhà bà An một khoảng sân nhỏ. Sáng nay, những chú chó vẫn tự do đi lại trong sân. Chúng vừa bị lực lượng chức năng săn đuổi nên tỏ rõ sự sợ sệt, không dám ra ngoài hay phản ứng khi có người lạ vào gần. Ngược lại, hàng xóm tại đây khẳng định đàn chó này cực hung dữ. Theo họ, gia đình bà An từng làm nghề giết mổ nên thường cho chó ăn bằng thịt sống; đàn chó cũng được thả rông, kiếm ăn từ phế phẩm động vật ở khu chợ cạnh đây. Chúng đã từng cắn người, trâu bò quanh khu vực và có con bê bị chúng cắn cụt đuôi, rách chân...
Chị Loan sống gần đó cho biết, đàn chó vừa cắn con mình hôm chủ nhật, chị phải đưa con đi tiêm phòng đồng thời đề nghị bà An nhốt đàn chó lại nhưng vẫn xảy ra sự việc đáng tiếc hôm qua. Một phụ nữ khác khẳng định, bà từng bị đàn chó này tấn công; cháu trai của bà phải trốn vào thùng rác vì chúng.
Cắn cả người can ngăn
Về sự việc cháu Nguyên, người dân kể lại chiều hôm trước, cháu bé cùng các bạn đi đá bóng rồi một mình đi tắt qua bãi cỏ về nhà và bị đàn chó 10 con tấn công. Gia đình đã đưa cháu đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức nhưng quá muộn. Hiện tại, cháu được đưa về quê nhà để lo hậu sư và bà An cũng sang Bắc Ninh, vào đám tang của em.
Chị Hoàn - người đầu tiên phát hiện sự việc cho biết con trai mình cũng từng bị đàn chó này đuổi nhưng may được bố và ông ứng cứu nên không bị cắn. Nhắc đến cháu Nguyên, chị nói: “Khoảng 6h20 tối, tôi đi tập thể dục liền thấy một cháu bé bị đàn chó lao vào cắn xé. Chúng như đã bị điên, như những con sói. Tôi vừa khóc, vừa hô hét, cầm gạch dọa nhưng không đuổi được, chúng còn định cắn tôi. Tôi bảo 2 cháu bé khác ra đường gọi người lớn đi cứu và được một anh nhà bán tạp hóa ở đây ra. Hai người lớn cũng không làm gì được đàn chó và còn bị đuổi lại nên tôi phải về gọi cậu nhân viên ra cùng. Cả 3 người cầm gạch, gậy đuổi khoảng 5 phút chúng mới đi”.
“Lúc đó, cháu bé bị thương khắp người, chúng cắn nhiều nhất vào đầu, cổ và người. Cháu còn tỉnh táo, đứng dậy được nhưng ngã xuống lập tức, hỏi con nhà ai cháu vẫn trả lời. Tôi bảo mọi người gọi bố cháu. Một lát, mẹ cháu ra bế đưa đi viện” - Chị Hoàn kể. Nam nhân viên cùng chị đuổi đàn chó nói thêm, do chỉ có tay không trước một đàn chó quá đông, hung dữ nên họ không dám lao vào, ném gạch lại sợ trúng nhầm Nguyên. “Cháu bé bị thương nặng, máu chảy ướt đẫm cả đống cát” - anh này nói.
Có thể bị phạt tù?
Đánh giá sự việc, luật sư Lê Hằng (Cty luật TAT Law Firm) nêu quan điểm, việc đàn chó thả rông cắn chết bé trai đã gieo đau thương cho gia đình nạn nhân đồng thời gây ám ảnh cho nhiều người. Sự việc cũng tạo tâm lý hoang mang, sợ hãi khi gặp tình trạng súc vật nuôi thả rông trên đường và không có biện pháp an toàn như rọ mõm hay xích giữ.
Được hỏi việc xử lý với chủ vật nuôi, luật sư Hằng dẫn Nghị định 90/2017/NĐ-CP thể hiện, nếu chủ nuôi không đeo rọ mõm cho chó, để chó cắn người khi ra đường, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y từ 600 đến 800 trăm nghìn đồng. “Ngoài ra, tùy từng trường hợp, chủ động vật nuôi, người chiếm hữu sử dụng súc vật trái pháp luật hoặc người thứ ba có lỗi khiến súc vật gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân theo qui định tại Điều 603 Bộ Luật dân sự 2015” - bà Hằng nói.
Cũng theo nữ luật sư, trường hợp chó không rọ mõm, cắn người gây thương tích tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tích 61% trở lên, chủ nuôi chó có thể bị xử lý hình sự về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người” theo Điều 295 Bộ luật hình sự 2017. Cụ thể, mức hình phạt được quy định là phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Về trường hợp cụ thể ở Hưng Yên, luật sư Hằng nêu quan điểm: “Để xử lý vi phạm đúng đối tượng cần xác định chủ sở hữu, người đang chiếm hữu đàn súc vật nói trên để buộc bồi thường trách nhiệm vật chất. Thậm chí, nếu xuất hiện người thứ ba có lỗi cũng phải liên đới bồi thường cho gia đình bị hại và buộc các đối tượng này phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
Cũng theo nữ luật sư, trường hợp chó không rọ mõm, cắn người gây thương tích tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương tích 61% trở lên, chủ nuôi chó có thể bị xử lý hình sự về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người” theo Điều 295 Bộ luật hình sự 2017. Cụ thể, mức hình phạt được quy định là phạt tiền từ 20 đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Được biết, ngay trong đêm qua, chính quyền địa phương tiến hành bắt nhốt đàn chó cắn chết cháu bé, cơ quan thú y sẽ kiểm tra bệnh dại trên đàn chó này và đưa ra phương án xử lý cần thiết. “Lúc đó, cháu bé bị thương khắp người, chúng cắn nhiều nhất vào đầu, cổ và người. Cháu còn tỉnh táo, đứng dậy được nhưng ngã xuống lập tức, hỏi con nhà ai cháu vẫn trả lời. Tôi bảo mọi người gọi bố cháu. Một lát, mẹ cháu ra bế đưa đi viện”. Chị Hoàn kể |
Theo Tiền Phong