Số trẻ ngộ độc chì tăng bất thường

Chủ nhật, 08/04/2012, 07:51
Mấy ngày qua, tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhi dưới ba tuổi, thậm chí một tháng tuổi nhập viện do nhiễm độc chì tăng cao bất thường.

Tin liên quan

>> 2 tháng, 130 trẻ nhập viện do ngộ độc chì
>> Đồng Nai: Ngộ độc khí - mẹ tử vong, 2 con nguy kịch
>> Kon Tum: Gần 200 học sinh tiểu học ngộ độc thực phẩm
>> Ngộ độc rượu - đừng chết vì chủ quan


TS. Phạm Duệ - Giám đốc trung tâm chống độc (Bệnh Viện Bạch Mai) cho biết, phần lớn số trẻ nhập viện điều trị ngộ độc chì đều do “thuốc cam”. Có khi 9 - 10 trẻ nhập viện cùng lúc, nhiều nhất là ở Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa... Nhiều trường hợp bị nhiễm độc chì nặng đã ăn vào não, tủy xương…
 

Một bệnh nhi đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc do nhiễm độc chì nặng
 

Ngồi rầu rĩ cuối giường bệnh của con tại Bệnh viện Bạch Mai, chị Nguyễn Thị Th. (Phúc Thọ, Hà Nội)- mẹ cháu B. cho biết: Thấy con còi cọc, biếng ăn, chị đã mua thuốc cam của một thầy lang cùng xã về cho con uống với mong muốn con hay ăn chóng lớn. Ai ngờ, sau hơn nửa tháng uống thuốc, cháu B. liên tục nôn, người co giật cứng đờ rồi nằm ngủ li bì, vợ chồng chị Thu tá hỏa đưa con lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.

Điều trị 10 ngày bé hết co giật nhưng không tỉnh táo, các bác sĩ nghi ngờ cháu bị ngộ độc đã gửi mẫu máu và mẫu thuốc cam đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy mẫu máu có hàm lượng chì lên đến 95 mcg/dl, cao gấp hơn 6 lần hàm lượng cho phép ở trẻ. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bé B. được chuyển đến Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) điều trị thải độc chì. Sức khỏe của cháu đã ổn định nhưng chị Thu như chết đứng khi nghe bác sĩ cho biết, việc nhiễm chì nặng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của cháu B. sau này.

Trao đổi với PV báo chí, BS.Phạm Duệ cho biết: Trung tâm mới tiếp nhận một bé trai 4 tuổi, tên Đ.N.Đ (ở Mỹ Đức, Hà Nội) trong tình trạng còi cọc, da xanh tái. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong máu cháu Đ, và mẫu thuốc cam dùng bôi miệng cho em đều có chì. Theo bệnh án, từ lúc hơn 1 tuổi, Đ. hay bị tưa lưỡi và hăm đỏ mông nên thỉnh thoảng chị H. (mẹ bé Đ) lại mua thuốc cam ở chợ gần nhà bôi cho cháu.

Lên 2 tuổi, thấy Đ. còi cọc, yếu ớt, gia đình cho đi khám thì được chẩn đoán là thiếu máu. Dù được truyền máu liên tục trong 2 năm sau đó nhưng thể trạng của Đ. vẫn rất yếu. Đến 4 tuổi, khi làm xét nghiệm tại Trung tâm chống độc, gia đình mới biết bé bị nhiễm chì rất nặng, phải nhập viện điều trị.

Cũng theo lời BS. Duệ Trung tâm thường tư vấn điều trị cho trường hợp một cháu bé 16 tuổi bị ngộ độc chì do uống thuốc của thầy lang khi 4 tuổi. Xét nghiệm khi đó xác định, cháu ngộ độc chì nặng gấp 60 lần mức cho phép, gây thiếu máu nặng, chì đã nhiễm vào xương, não. Bệnh viện đã tìm mọi cách để giải độc chì ra khỏi xương nên cháu không bị ảnh hưởng đến chiều cao nhưng tư duy thì chậm, 16 tuổi nhưng trí tuệ thì chỉ bằng các bé tiểu học.

Thống kê từ bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, trong vòng 1 tuần qua, khoa Thần kinh đã tiếp nhận 4 trường hợp trẻ nhỏ ngộ độc chì liên quan đến việc dùng thuốc cam chữa viêm loét miệng và hiện đang điều trị cho hai bệnh nhi trong số này.             

 

Theo Nguoiduatin

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn