Lý giải lửa phụt cháy từ giếng khoan nước

Thứ bảy, 07/04/2012, 08:56
Theo các chuyên gia, những vùng trước đây có nhiều đầm lầy, động thực vật bị chôn vùi, phân hủy, sẽ tạo ra các túi khí như hiện tượng xảy ra ở Quang Bình. Các túi khi này như bể biogas tự nhiên, không có gì bất thường.

Tin liên quan

>>Lửa phụt cháy sau mũi khoan tìm nước
>>Nổ lớn gây cháy nhà, 3 mẹ con thoát chết trong gang tấc


Bể biogas tự nhiên

TS Phạm Tích Xuân, Phòng Địa hóa, Viện Địa lý phân tích, ở vùng Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long thường có nhiều các loại túi này. Ở Thái Bình, người ta còn tìm cách tận dụng các túi khí này để nung gạch. Xét về cấu tạo địa chất thì ở những lớp trầm tích này có các túi bùn được tạo thành từ các chất hữu cơ bị phân hủy trong quá khứ, tạo thành khí metan gây nên hiện tượng chiếc giếng khoan bốc cháy ở Quảng Bình. Về bản chất thì những túi khí này không khác gì một chiếc hầm biogas tự nhiên.

Địa điểm xẩy ra hiện tượng này là ở xã Xuân Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình. Nhiều khả năng trong lịch sử hoạt động địa chất khu vực này có nhiều xác con vật sống ở đáy biển bị vùi lấp. Cơ chế tạo khí của những túi khí này hoàn toàn giống như cơ chế hình thành các mỏ dầu. Phần nước đen phun lên sau khi khoan giếng chính là lớp nước giống như dầu khí chúng ta vẫn khai thác. Đó chính là cacbon hydro. Tuy nhiên, lịch sử địa chất ghi nhận thì vùng này ít, hiếm có khả năng xuất hiện các mỏ dầu.

Cũng theo TS Phạm Tích Xuân, bản thân khí metan không gây độc nhưng nó có thể lẫn nhiều khí sunfurua, oxit cacbon, khí CO… là những khí độc. Khi hít phải những khí này, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, tác động không tốt đến hệ hô hấp. Khối lượng của những túi khí này có thể nhiều, có thể ít, nhưng để khai thác ở quy mô công nghiệp thì gần như không thể.
 

Lửa phụt cháy sau mũi khoan tìm nước ở Quảng  Bình (Ảnh: SGTT)
 

Mở bản đồ hoạt động trầm tích, TS Phạm Tích Xuân khẳng định: Đây là vùng trước đây có nhiều hồ, đầm lầy. Lớp trầm tích trẻ bên dưới giống hệt hoạt động trầm tích ở một số túi khí ở Thái Bình.

Không tiếp tục khoan giếng khu vực này

Theo cảnh báo của TS Phạm Tích Xuân, để khoan giếng có nước thì phải gặp được tầng cát và cuội sỏi. Khi đã khoan phải túi khí này, hoặc là địa chất vùng đó không có nước, hoặc là chưa khoan đến tầng địa chất có nước. Tuy nhiên, không nên tiếp tục khoan nước ở xung quanh khu vực này. Lý do là nếu khoan qua các túi khí để lấy nước sinh hoạt thì nhiều khả năng những chất độc hại của túi khí sẽ ngấm vào đường nước ngầm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hơn nữa, việc khoan vào túi khí đó, về lâu dài cũng gây nguy hiểm.

Khả năng tìm ra nước ngầm ở những vùng có những tùi bùn nhão là rất hiếm. Tuy nhiên, có thể tham khảo ý kiến của các nhà khoa học về địa chất để tìm ra điểm khoan nước phù hợp và an toàn nhất.
 

Hiện tượng một chiếc giếng khoan phun lửa không có gì là lạ. Hoàn toàn có thể lý giải về mặt khoa học, chỉ cần dựa trên hiện tượng nhìn thấy. Tuy nhiên, để có những kết luận chính xác nhất thì phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học với những thông số đo đạc cụ thể thì mới khẳng định được.
 

TS Phạm Tích Xuân

Theo Bee.net

Các tin cũ hơn