>> Hà Nội: Truy lùng kẻ bệnh hoạn chuyên rạch lưng nữ sinh
>> Bình Dương: Bắt băng cướp cùng quê Sóc Trăng
>> Kom Tum: Sập nhà lầu đang xây, đè chết cụ già hàng xóm
Một chiều giữa tháng 4, sau tiệc rượu mừng cô bạn cùng lớp cưới nhóm những thằng bạn thân hồi cấp III chúng tôi lang thang ra bờ hồ của thị trấn ngồi nhâm nhi cà phê tâm sự.
Chuyện đông chuyện tây mãi rồi cũng chán. Cả bọn tính chia tay thì cậu bạn nháy mắt “có chỗ này hay lắm. Quán cà phê này mới mở. Trên là quán karaoke, phòng đẹp giá rẻ lại có “tay vịn”. Thích thì rủ các em đi từ A đến Z”.
Quán cà phê, karaoke “tay vịn” của cô giáo dạy Sử. |
Rồi nó bồi thêm: “Mà chủ quán còn là cô dạy Sử hồi cấp III của tao đấy”.
- Cô còn dạy hay đã nghỉ? – tôi ngạc nhiên hỏi.
- Còn – nó đáp gọn lỏn.
- Thật?
- Nói dối chúng mày tao được gì không mà hỏi vậy.
- Chẳng biết nhà trường, học sinh có biết chuyện cô mở quán không mày nhỉ? – cậu bạn giáo viên giọng ngập ngừng.
- Biết thì làm sao nào. Trừ khi cô bị người ta còng tay, bỏ tù.
Cả lũ vừa cười vừa lắc đầu ngao ngán. Chưa thể tin, tôi bắt nó dẫn ngay đến kiểm tra để lũ bạn ngồi lại tiếp tục chờ đợi kết quả.
Hơn 20h, đường ở thị trấn đã sáng đèn tự bao giờ. Quán xá nơi đây vẫn khá đông khách, chủ yếu là thanh niên, trai gái đi uống nước cà phê hay rủ nhau đi ăn quán vỉa hè.
15 phút sau chiếc xe máy của tôi và cậu bạn đã đỗ xịch gần cửa quán. Một ngôi nhà 3 tầng hình ống khá đẹp, nằm cách không xa bưu điện huyện nhưng nó nằm hơi sâu trong con ngõ chạy ra đường chính mới mở bụi mù vì đang làm dở dang.
Ánh đèn nhấp nháy, những bộ bàn ghế kê gọn gàng. Phía trong bà chủ quán đang ngồi cắn hạt dưa với một thanh niên mà chỉ nhìn qua cũng biết là người có “số má”.
Không biết vì chưa cuối tuần hay quán mới mở nên tối nay khá thưa khách, chỉ 1-2 người ngồi cà phê tầng dưới. Thấy tôi bước vào, cô chủ đi ra với áo quần nửa kín nửa hở giọng nhẹ nhàng: “Em vào hát à?”
Gương mặt còn ửng đỏ sau trận rượu ban chiều tôi gật đầu: “Có “tay vịn” không chị?”. “Có. Nhưng chỉ còn một em thôi. Mấy đứa đi làm rồi về quê cả rồi”.
Chừng như nghi ngờ vì thấy tôi hỏi nhiều, lại là khách lạ nên chị có vẻ rụt rè: “Ở đây chỉ có tay vịn thôi. Mỗi em em trả cho họ 50.000đ. Muốn từ A-Z thì thỏa thuận rồi tìm nhà nghỉ. Bên chị không làm hết, sợ cảnh sát sờ gáy lắm”.
Cũng qua lời chị ở quán này thường có 4-5 em chân dài sẵn sàng phục vụ khách khi được gọi. Đây không phải là “hàng” do chị chăn dắt mà chủ yếu qua quan hệ biết bởi các em còn phục vụ cho nhiều quán khác ở quanh khu vực.
Họ đến từ nhiều tỉnh thành từ Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số ở trong Nam “dạt” ra. Tuổi đời chủ yếu của các em mà chị thường gọi từ 1986 đến 1993.
Ngồi tỉ tê, chị cho biết mình mới thêm dịch vụ karaoke hơn 1 năm nay: “Trước chị chỉ tính mở cho vui. Bạn bè tới khuyên mở thêm quán hát nữa, thấy hợp quá nên làm thêm”. Hai phòng karaoke với sức phục vụ tối đa gần 30 khách khá tiện nghi đã được lắp đặt. Giá ở quê khá hợp lý, chỉ từ 70.000đ-100.000đ/giờ hát.
Có lẽ vì muốn hút thêm khách nên qua quan hệ chị đã dắt được một số em chân dài làm thân với quán của mình. Nhắc đến chuyện dạy học ở trường chỉ chị ậm ừ: “Tất cả cũng vì cuộc sống thôi em ạ. Môn Sử giờ thất thế, ai học đâu”.
Và dù thằng bạn đã gợi ý “nói khéo vào, cô chủ cũng sẵn sàng tiếp đấy. Bọn ở quê tao vào nhiều rồi” tôi vẫn không thể cất lời. Tôi ra về, lòng buồn rượi chỉ kịp rút điện thoai gọi “tao mệt về trước” để lại phía sau những lời trách móc của đám bạn.
Theo Vietnamnet