Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành

Chủ nhật, 29/04/2012, 09:11
Gần đây, giới nhà giàu ở Hà Nội quan tâm đến thú chơi mới, đó là nuôi chó lai, loài chó săn cực kỳ thông minh, mạnh mẽ, hung dữ. Rất nhiều diễn đàn tranh luận, hỏi han loạn xạ về việc tìm kiếm chó lai.

Các tin khác

>> Choáng với luật "sex tiễn biệt" ở Ai Cập
>> Chực chờ “chặt chém” du khách
>> Thị trường cho thuê xe du lịch vắng khách dịp lễ


Huyền thoại loài chó siêu thông minh


Sinh ra ở phố phường, nhưng họa sĩ Lê Đình Nguyên (Nhà hát múa rối Trung Ương) lại rất yêu động vật. Anh yêu nhất loài trâu (vì thời chiến tranh đi sơ tán với gia đình được cưỡi trâu với trẻ con nông thôn) và thèm có được con trâu để ngắm, nhưng tiếc là nhà giữa phố, không có ruộng vườn, không thể nuôi trâu được!


Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành
Họa sĩ Lê Đình Nguyên đẽo trâu. 

Anh giải quyết niềm đam mê trâu bằng cách đục đẽo hàng trăm con trâu gỗ. Trong nhà anh, mấy tầng liền, rặt là trâu gỗ. Anh đưa nghệ thuật rối vào con trâu và đưa trâu về phố. Thế nên, có con trâu hình cổng làng, có con trâu hình cối giã gạo, có con trâu hình cầu thê húc, lại có con trâu hình con phố cổ. Con nào cũng có thể lắc lư, gật đầu, thậm chí “nhảy trâu cái”. Anh đã tổ chức cả một triển lãm hoành tráng mang tên “Trâu Nguyên”. Giờ thì giới nghệ sĩ gọi anh là Nguyên Trâu.

Dưới tầng trệt và mảnh sân nhỏ của anh nuôi vô số loài vật. Chó thì có mấy con. Gà 9 cựa cả đàn anh mua từ Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ), gáy vang rền từ nửa đêm đến sáng sớm, khiến cả xóm mất ngủ. Trên mái nhà chim câu ríu rít bay về, “bậy” lên mái nhà cả khu phố.


Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành
Anh Nguyên và đàn gà 9 cựa. 

Nhưng mong ước lớn nhất của anh là kiếm được một chú chó lài chính gốc miền núi, với đủ tiêu chuẩn “đốm lưỡi, huyền đề” thì suốt 30 năm nay vẫn chưa thực hiện được.

Anh Nguyên kể, anh mê chó lài từ ngày xửa ngày xưa, khi một ông giáo cùng xóm sở hữu một con chó lài đốm lưỡi, huyền đề. Anh chưa từng biết đến con chó nào thông minh như thế, hiểu được cả mong muốn của chủ. Đến bữa, ông chỉ việc bỏ mấy xu cùng cút rượu vào rá, con chó ngậm rá ra cửa hàng tạp hóa ở đầu làng Yên Phụ. Rồi nó mang rượu về cho ông.

Ông giáo ấy đọc câu thơ mà anh Nguyên vẫn nhớ: “Dù ai buôn bán trăm nghề/ Không bằng con chó huyền đề móng đeo”. Chó huyền đề, lưỡi đốm đã quý rồi, lại là chó lài nữa thì tuyệt quý. Sau này, con chó ăn phải bả chết, ông đau lòng ốm một tháng.


Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành
Anh Nguyên xem chó ở chợ miền núi. 

Từ bấy, anh Nguyên khát khao được sở hữu một con chó lài. Nhưng hơn năm nay, khát khao có được một chú chó lài càng mạnh mẽ hơn và anh không tiếc thời gian, công sức để tìm kiếm.

Chuyện ráo riết săn tìm chó lài của họa sĩ Lê Đình Nguyên kể ra khá hài ước. Ấy là một lần, vào năm ngoái, gặp hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam, nghe ông Tùng kể chó lài đen tuyền là khắc tinh của các loại tà ma, anh càng quyết tâm kiếm cho được một con. Họa sĩ Lê Đình Nguyên không sợ trời, không sợ đất, nhưng lại sợ… ma.


Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành
Có chó lài giữ nhà, không sợ tà ma nữa? 

Anh đến cả mấy trung tâm huấn luyện chó, cả khách sạn chó mèo ở Trương Định, rồi đặt các cửa hàng buôn chó ở Hà Nội, nhưng tuyệt nhiên không kiếm được chó lài. Hễ nghe tin ở vùng miền núi nào có giống chó này, anh phóng xe máy đến tận nơi, lùng sục hàng tuần trong các bản làng để tìm kiếm.

Thế nhưng, họa sĩ Lê Đình Nguyên đã đi gần hết các tỉnh miền núi, mà vẫn không mua được chú chó lài nào. Người thì bảo thi thoảng vẫn có, người thì bảo giống chó này đã thoái hóa mất giống từ mấy chục năm trước, người thì bảo chó lài đã… tuyệt chủng.

Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành
Xem lưỡi có đốm không nào? 

Nhưng càng săn tìm chó lài, càng được nghe nhiều câu chuyện kỳ lạ về loài chó này, anh càng bị nó hút hồn. Không tìm được chó lài, thì không thể vẽ vời, đục đẽo được nữa. Thế nên, cả năm nay, họa sĩ Lê Đình Nguyên chỉ có mỗi việc là… săn chó. Có nơi, đến hỏi chó nhiều quá, người dân tưởng lão họa sĩ này là… lái chó.

Chó lai sói?

Dù chưa mua được chó lài, nhưng trong quá trình tìm kiếm, họa sĩ Lê Đình Nguyên đã được tận mắt hai con. Hai chú chó này đã làm anh mê mẩn. Một con thuộc sở hữu của một nhà điêu khắc. Anh này được người dân ở Lào Cai tặng khi đi sáng tác ở thực địa.

Con chó của anh cực kỳ thông minh, thính nhạy. Ông chủ cầm cục đá ném qua mấy mái nhà, thế mà nó phi thân vọt qua cổng, vòng vèo ngõ ngách, tha cục đá đó về.

Ông chủ đi xe máy, còn cách cả km, giữa phố xá đông đúc, ồn ào, thế mà nó đã biết, chạy ra cổng vẫy đuôi đón chủ.

Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành
Chó săn của đồng bào Mông. 

Lần thứ hai họa sĩ Lê Đình Nguyên tận mắt chó lài, là lần đi ăn gà chạy bộ ở Vĩnh Phúc. Ông chủ gọi anh xuống mảnh vườn rộng mênh mông để chọn gà. Nhìn mảnh vườn rộng, rào lại thưa thế này, không hiểu ông chủ bắt kiểu gì, nhưng anh cứ chỉ bừa con gà trống.

Ông chủ mỉm cười huýt sáo, lập tức con chó đen tuyền lực lưỡng từ đâu xộc đến ngồi bên chủ. Ông chủ chỉ con gà đỏ tía đang bới đất ở góc vườn bảo: “Bắt cho bố con kia nhé”. Vừa nói dứt lời, con chó phi thân như chớp. Con gà chưa kịp phản ứng gì đã bị nó quắp hai cánh, tha về cho ông chủ làm thịt.

Anh Nguyên nhìn chú chó mà phát cuồng. Tuy nhiên, ông chủ quán gà bảo có cả trăm triệu ông cũng không bán. Mất con chó thì ông không sống nổi, chứ đừng nói chuyện đổi mấy đồng bạc.

Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành
Em gái H'Mông đi bán chó. 

Những ngày cùng họa sĩ Lê Đình Nguyên lên miền núi tìm hiểu và săn lùng chó lài, tôi cũng được nghe vô số chuyện như huyền thoại về loài chó này.

Người dân ở Lạng Sơn kể rằng, chó lài chính là chó nhà của người Mông lai với chó sói mà thành. Đồng bào một số vùng phát âm không chuẩn, nên lâu ngày chú chó tên “Lai” (chó nhà lai với sói) biến thành “Lài”.

Đặc tính trung thành của chó nhà kết hợp với sự nhanh nhẹn, thông minh, sức mạnh và khả năng săn mồi siêu hạng của sói, mà tạo nên một giống chó vô cùng quý hiếm.


Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành
Chợ chó ở Bắc Hà, Lào Cai. 

Các cụ già ở vùng Bắc Hà, Lào Cai thì lại kể về loài chó này hơi khác một chút. Theo họ, chó lài chính là chó Tây lai với chó sói ở rừng Việt Nam. Người Pháp sang đây, đã lai tạo loài chó họ mang theo với chó sói, tạo ra một số giống chó khác nhau. Ở Lào Cai, ngoài chó lài, còn một số loài chó khác, to như bê, nặng 50-60kg, lông rậm như sư tử. Đây cũng là giống chó lai lung tung phèng giữa chó Tây, chó ta và chó sói.

Tuy nhiên, giờ đây, sói trong rừng không còn nhiều nữa, không được lai giống, nên chó lài cũng ngày một hiếm hơn. Thậm chí, có thể nói đã tuyệt chủng. Hiếm hoi lắm mới xuất hiện một con chó lài là vì gen trội của chó mẹ, hoặc chó bố từ tổ tiên. Hầu hết giống chó này đã thoái hóa, không còn như xưa nữa. Điều này lý giải vì sao mấy chục năm trước chó lài ở Lào Cai rất nhiều, nhưng giờ hiếm như… hổ.

Cũng theo đồng bào ở Lào Cai, nếu gia đình nào có được con chó lài, thì khỏi phải lo miếng ăn. Gia chủ sai bảo, nó sẽ tự mò vào rừng, rồi tha về các loại thú, khi thì con bìm bịp, gà rừng, con sóc núi, con cầy hương, chuột núi, dúi…

Bí ẩn loài chó lai sói và thú chơi mới ở Hà Thành
Đây là chú chó lai rất quý hiếm. 

Chó lài là sát thủ của các loại rắn độc. Khi chủ nghe thấy nó sủa ăng ẳng trong rừng, thì có nghĩa là nó đã tóm được rắn độc. Rắn độc dù hung dữ, khổng lồ, nhưng gặp chó lài là nằm im. Ông chủ chỉ việc xách đồ vào rừng tóm chú rắn đang khoanh tròn, cứng đơ vì hoảng.

Mới đây, họa sĩ Lê Đình Nguyên gọi điện cho tôi, rủ đi Bắc Hà (Lào Cai), để săn tìm chó lài chính gốc. Anh bảo, mấy tay buôn chó kể với anh rằng, ở Bắc Hà có chợ chó lớn nhất Việt Nam và thi thoảng đồng bào cũng bế chó lài xuống bán.


Theo VTC

Các tin cũ hơn