Ông lang có đam mê tượng... phồn thực, khỏa thân

Thứ sáu, 04/05/2012, 17:15
Đến phường Tiền An, TP Bắc Ninh hỏi nhà ông lang Chọi Nguyễn Khắc Bảo chẳng mấy người không biết. Ngoài nghề bốc thuốc Nam gia truyền, ông còn được mệnh danh là "Bảo đồ cổ".


>> Chi bạc tỷ mua 'biệt thự' ở nghĩa trang

>> Quét não để xác định người lười, người giỏi
>> Hà Tĩnh: Xôn xao ‘rắn thần’ đẻ trứng trên xe máy
>> 'Tôi thấy giáo dục ở nhà trường là vô ích'


Ông Bảo chia sẻ, nếu không có người bạn đời luôn cảm thông, chia sẻ với ông thì có lẽ ông khó lòng "chạm" tới cái mơ ước được sở hữu một món đồ cổ nào đó chứ đừng nói đến cả một kho tượng cổ như hiện nay.
 
Sưu tập hơn 2.000 bức tượng phồn thực, khỏa thân
 
Hơn chục năm nay, ông bỏ thời gian, công sức lặn lội về các vùng quê để "tha" về những thứ mà theo một số người đó chỉ là "đồ bỏ đi", rồi hễ nghe tin ở đâu có người muốn bán đồ cổ là ông gác lại  mọi việc để "lên đường" và khi trở về thì "tay xách nách mang" cả lô "hàng" quý giá.
 
Căn nhà nhỏ của ông bị san sẻ phần lớn diện tích cho cổ vật, từ bàn thờ, bàn làm việc cho đến cầu thang, hành lang, nhà kho, phòng ngủ... đâu cũng thấy cổ vật. Ông bảo: "Bà nhà tôi tính tình gọn gàng, ngăn nắp, lúc đầu chỉ riêng chuyện tôi tha lôi về căn nhà vốn đã chật chội này hàng chục món đồ vô dụng đã khiến bà ấy thấy nóng mắt nhưng vì thương quý chồng mà bà ấy chấp nhận hết".
 
Căn gác 2 là nơi ông Bảo trưng bày hơn 2.000 bức tượng khỏa thân mang đậm văn hóa tín ngưỡng phồn thực. Ông Bảo cho biết, trong kho sưu tập của ông, có những bức tượng khắc họa hình người Việt cổ, xuất hiện từ rất sớm khoảng trước thời Lý.
 
Cố PGS.TS nhà khảo cổ học Trịnh Cao Tưởng, Viện Khảo cổ học trong một lần về thăm kho trưng bày của ông đã khẳng định, đây là những pho tượng kỳ lạ không thấy xuất hiện nhiều ở miền Bắc Việt Nam, có thể là những bức tượng phản ánh thời kỳ sơ khai của người Việt cổ.
 
 
Ông Nguyễn Khắc Bảo.
 
"Thấy ông ấy thích thì chiều..."
 
Bà Thảo - vợ ông cũng chia sẻ về niềm đam mê này của chồng: "Cô không biết đấy thôi, ông ấy mua được pho tượng nào về là sáng nào cũng đem ra soi ngắm rồi lại bọc cẩn thận cất đi. Có bận ông ấy đi mấy ngày mới về làm cả nhà được phen tá hỏa đi tìm.

Lúc về thấy tay xách nách mang toàn tượng là tượng miệng cười hề hề bảo tôi đi mua tượng. Không biết nó quý giá thế nào nhưng thấy ông ấy thích thì mọi người chiều thôi chứ tôi thì tôi chả hơi đâu bỏ tiền mua mấy cục gạch ấy làm gì".
 
Tiếp lời vợ, ông Bảo cho biết, có lần ông đi mua tượng ở Hải Dương, mua xong thì lại có người giới thiệu địa chỉ đi mua tiếp. Ông hết tiền nhưng tượng thì vẫn muốn mua nên đành điện thoại cho vợ, con bảo gửi tiền cho bố để trả họ. Suốt mấy năm trời ông lọ mọ khắp nơi để mua bằng được tất cả những tượng phồn thực vì theo ông những loại tượng này không nhiều, nhất là ở Đồng Bằng Bắc Bộ.
 
 
Số “vốn” của ông Bảo sau 10 năm sưu tập đồ cổ (ảnh: Phụ nữ & Đời sống). 
 
Công việc gia đình ông giao cả cho vợ, một tay bà quán xuyến chăm lo con cái, ông chỉ việc yên tâm theo đuổi đam mê. Ông luôn cảm thấy mình may mắn vì có được sự cảm thông từ phía gia đình nhất là người vợ bao năm "đầu gối tay ấp".
 
Mỗi khi thấy ông buồn vì người xem nhiều khi không đánh giá được hết giá trị của bức tượng, bà lại động viên ông "chỉ cần ông vui là được còn mọi người nói gì đừng nên quan tâm".
 
Không ít lần ông cần tiền để mang tượng đi giám định, trong nhà chỉ còn một số tiền rất ít để phục vụ sinh hoạt, nhưng bà vẫn không ngăn cản niềm đam mê của chồng. Đi quá nửa cuộc đời với rất nhiều ngã rẽ, bà đã cùng ông vượt qua mọi khó khăn, vất vả mà không kêu ca phàn nàn một lời.
 
Ông Bảo trân trọng nói về vợ mình: "Bà ấy là điều may mắn nhất mà số phận đã ban tặng cho tôi".
 

Theo Bee

Các tin cũ hơn