“Bi kịch” và lời xin lỗi sau 67 năm

Chủ nhật, 06/05/2012, 13:51
Sự nghiệp của Edward Kennedy đã trở thành bài học kinh điển trong các trường đào tạo báo chí hàng đầu thế giới về đạo đức làm báo, giá trị của thông tin, vai trò của báo chí trong việc phục vụ đối tượng lớn nhất, quan trọng nhất với họ là công chúng.

>> Nam giới cũng có sữa
>> Khi phụ nữ quyết định “rậm rạp”!
>> Sự thật gây sốc về 'cậu giời' nhà Bạc Hy Lai


Cuốn hồi ký chiến tranh sắp ra mắt của Edward Kennedy - Ảnh: AP
 

Nhưng 67 năm qua, cho tới ngày 4-5-2012, ông bị coi là người thất hứa, gây khó khăn cho công việc của đồng nghiệp và vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Có những quyết định mà đến hàng chục năm sau vẫn khiến những người có quyền lực hoặc thế hệ sau dai dẳng ân hận và không có cách nào khác họ phải xin lỗi một cách công khai.

Vào thời điểm cuối cùng của Thế chiến 2, nhà báo Edward Kennedy của Hãng tin Associated Press (AP, Mỹ) đã gửi về bản tin được xem là độc quyền quan trọng nhất trong lịch sử của hãng. Đó là người Đức đã đầu hàng vô điều kiện tại Reims (Pháp). Bản tin lập tức được sử dụng vài phút sau khi ông gửi về, trở thành tin độc quyền của AP trong hơn một ngày. Nhưng AP sau đó đã công khai khiển trách và sa thải Kennedy. Lý do? Kennedy một mình chống lại sự kiểm duyệt thông tin của lực lượng đồng minh.

Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Mỹ Harry Truman đã thỏa ước cấm vận thông tin về chuyện đầu hàng của Đức trong vòng một ngày để tạo thời gian cho nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin chuẩn bị dàn xếp lễ đầu hàng chính thức của quân Đức tại Berlin. Cùng với 16 nhà báo khác, Kennedy bị buộc phải hứa sẽ hoãn đăng tải thông tin về những gì xảy ra ở Reims lúc 2g41 ngày 7-5-1945.

Thỏa thuận là như vậy, nhưng Kennedy cảm thấy không cần phải tôn trọng nữa, sau khi biết chính quân đội đồng minh đã phá vỡ thỏa thuận khi cho phép Đức phát thanh chi tiết về sự kiện đầu hàng, trong khi quân đội đồng minh lại kéo dài thời gian kiểm duyệt thông tin hơn 36 tiếng. Cùng lúc đó, các bên vẫn tiếp tục đánh nhau, và người tiếp tục chết.

67 năm sau, ngày 4-5-2012, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành AP Tom Curley lần đầu tiên lên tiếng xin lỗi vì cách cư xử của hãng với Kennedy. “Đó là ngày khủng khiếp cho AP. Sự việc đã được xử lý theo cách tồi tệ nhất”. AP xác nhận quyết định của Kennedy là đúng đắn khi đưa thông tin đến cơ quan thông tấn và thế giới sớm nhất.

Nhưng nay, mọi sự tung hô hay ca ngợi với cá nhân Kennedy đã quá muộn, khi ông qua đời vì tai nạn giao thông năm 1963 ở tuổi 58.

Curley gọi việc sa thải Kennedy là “một bi kịch rất lớn” của AP, và ca ngợi ông cùng các biên tập viên quyết định chạy bản tin đó là đã theo đuổi các nguyên tắc cao nhất của báo chí. “Họ đã làm đúng. Họ đã dám đối diện với quyền lực”.

Theo xaluan

 

Các tin cũ hơn