Rợn người công nghệ chế thuốc từ xác thai nhi

Thứ tư, 09/05/2012, 10:04
Hàng ngàn viên thuốc được cho là chữa bách bệnh vừa bị phát hiện thực chất được làm từ thịt trẻ em ở Trung Quốc. Dailymail đã phơi bày công nghệ chế thuốc rợn người từ xác thai nhi, trẻ sơ sinh...

>> Bệnh nhân đang mổ vùng dậy đánh tới tấp bác sĩ
>> Hàn Quốc bắt nhóm buôn lậu thuốc làm từ xác trẻ sơ sinh
>> Mỹ: Đang gây mê, bệnh nhân bất ngờ bị... thiêu cháy




Cơ quan chức năng Trung Quốc kiểm tra các loại thuốc con nhộng
bị cáo buộc chứa chất độc.
 

“Biệt dược” là ổ chứa siêu vi khuẩn

Cơ quan Hải quan Hàn Quốc ngày 7.5 tiết lộ, họ đã phát hiện hàng ngàn viên thuốc chứa bột thịt thai nhi được khách từ Trung Quốc chuyển vào Hàn Quốc. Báo Dailymail cho hay, các thành phố Diên Cát, Thanh Đảo và Thiên Tân ở vùng đông bắc Trung Quốc được cho là lò sản xuất ra loại thuốc đáng sợ này.

Tại nhiều cơ sở y tế ở các địa phương, một số nhân viên y tế đã dẫn mối cho các công ty y tế khi có trường hợp nạo phá thai, hoặc trẻ sơ sinh bị chết để lấy hoa hồng. Những bào thai này được mang đi, bảo quản trong tủ lạnh các gia đình liên quan đến đường dây mua bán, trước khi được mang đến các trung tâm y tế và được đưa vào lò vi sóng y tế để sấy khô.

Theo Dailymail, công nghệ làm thuốc này rất ghê rợn và những người trực tiếp chế thuốc dường như không có cảm giác ghê tay. Họ cắt nhỏ từng xác thai nhi ra thành từng mảnh, sau đó đưa vào lò vi sóng sấy khô. Khi những lớp da và thịt đã khô cong, những miếng nhỏ này được đưa ra, bỏ vào máy nghiền, hoặc máy đập để tán nhỏ thành bột. Sau đó, chất bột này được trộn đều với các loại thảo dược theo tỷ lệ vừa đủ để đóng thành viên nang hòng che giấu thành phần thực sự của nó với mục đích đánh lừa các nhà điều tra y tế và các nhân viên hải quan.

Hải quan Hàn Quốc đã phát hiện sự tồn tại của loại độc dược này từ tháng 8 năm ngoái và đã thực sự gây sốc cho họ bởi sự tinh vi của bọn buôn lậu. Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (SBS) cho biết, họ đã tăng cường tìm kiếm các gói thuốc đáng ngờ trên được khách đi từ Trung Quốc mang vào Hàn Quốc.

Theo các nhân viên hải quan, kể từ tháng 8 năm ngoái, đã có 35 vụ tuồn loại “thuốc” này vào Hàn Quốc, với hơn 17.000 viên thuốc được cải trang là “thuốc tăng lực” bị thu giữ. Nhu cầu dùng thuốc này tăng lên do người ta cho rằng nó có thể tăng sinh lực.


Cảnh tỉnh những người cả tin

Cũng theo Dailymail, giới chức Trung Quốc cũng đã biết về nạn buôn bán này và đã tìm cách ngăn chặn xuất khẩu chúng. Tuy nhiên, hàng ngàn túi thuốc vẫn được tuồn lậu vào Hàn Quốc thông qua gửi bưu phẩm, hoặc người Hàn gốc Hoa xách tay qua đường hàng không.

Tờ San FranciscoTimesđưa tin, các cuộc kiểm tra đối với những viên thuốc này cho thấy, chúng được tạo nên từ 99,7% là thịt người. Các cuộc kiểm tra cũng xác định được giới tính xác các em bé được sử dụng làm thuốc.

Trong khi đó, giới truyền thông châu Á ngày 8.5 cũng đưa tin, các cơ quan y tế châu Á đang lo ngại, đường dây buôn bán và quảng cáo các viên nang độc dược như thuốc chữa bách bệnh này đã lan truyền trên mạng Internet và sẽ có rất nhiều người bệnh cả tin và tuyệt vọng ở nhiều nước trên thế giới bị lừa mua.

Sau khi có công bố của Hải quan Hàn Quốc, Tân Hoa xã ngày 8.5 cũng đưa tin, Bộ Y tế Trung Quốc cũng đã vào cuộc, phát động điều tra những cáo buộc liên quan đến thuốc thịt trẻ em này.

Theo một báo cáo của SBS, những xác thai nhi và trẻ sơ sinh vô tội này bị bỏ lại các cơ sở nạo phá thai khét tiếng ở các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc. Những em bé này là hậu quả của những gia đình phải thực hiện theo chính sách 1 con ở nông thôn. Ước tính, mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 13 triệu ca nạo phá thai, vì các bà mẹ lo sợ các hình phạt tài chính vì vi phạm chính sách “Một con”.

 

Tân Hoa xã ngày 8.5 cũng đưa tin, bắp cải được trồng ở tỉnh Sơn Đông, nơi cung cấp rau quả lớn nhất nước này đã bị nhiễm chất formaldehyde, là một chất lỏng để khử trùng hay ướp xác, đồng thời là chất gây ung thư và các bệnh về da, mắt và đường hô hấp cho con người. Những cơ sở sản xuất rau ở huyện Qingzhou và nhiều tỉnh, thành khác đã khuyến khích nông dân cố tình phun formaldehyde để giữ rau tươi (ít nhất 3 năm) nhằm dễ dàng phân phối đến những thị trường xa xôi.


Theo Xa luan

Các tin cũ hơn