Đầu đường kế toán bán chè, cuối đường anh cử não nề photo(graph)

Thứ tư, 23/05/2012, 19:44
Trong vòng xoáy liên miên của bão giá, cuộc sống của giới công chức, văn phòng cũng lao đao vì lương không đủ sống. Nhiều người phải vắt óc nghĩ ra đủ kế sinh nhai để trang trải phí sinh hoạt hằng ngày.

>>Bất ngờ với lương làm thêm của du học sinh tại Nhật

>>TP.HCM: Sinh viên “dính“ bẫy lừa bán hàng đa cấp


Một quán nước trên vỉa hè Hà Nội (Ảnh minh họa: Internet)
 

Kế toán bán… chè

Vừa lấy chồng được ba tháng, chị Nguyễn Thị Hiền (Cầu Giấy – Hà Nội) đã sốt ruột nghĩ cách làm thêm. “Cuộc sống hai vợ chồng công chức ở Hà Nội, nếu chỉ trông vào đồng lương thì chết đói mất. Sau này còn con cái, không lo sớm thì đến lúc có em bé, chẳng biết xoay thế nào!” – lời chị Hiền.

Tính toán mãi, cuối cùng, chị quyết định mở một quán bán chè, tào phớ, trà đá ngay trước cửa một shop thời trang trên đường Cầu Giấy. Sáng dậy sớm chuẩn bị đồ nghề sẵn sàng rồi đi làm, tối về thì ra bán hàng. Quán rất đơn giản, chỉ có chiếc bàn con con, mấy cái ghế nhựa, phích nước và một nồi phớ, một nồi chè đỗ đen nho nhỏ.

“Chủ shop là cô em họ nên mình mượn được mặt tiền, không tốn kém chi phí thuê địa điểm. Còn vốn làm cũng không quá lớn, mỗi ngày ngồi đủng đỉnh làm cũng kiếm thêm được 100 – 200 nghìn đồng” – chị Hiền nói.

Với chị Hiền, việc đi bán hàng nước cũng chỉ là nước “đường cùng”, vì chị không tìm được công việc làm thêm nào khác. Chị cho biết, chồng không ủng hộ, nhưng vì vợ quyết tâm nên đành phải đồng ý. Anh rất chịu khó hỗ trợ chị, lo cơm nước sớm ở nhà. Nhưng ngày nào đi làm về, cũng xuýt xoa đòi vợ làm hết tháng thì nghỉ. Chị phải ngọt nhạt thuyết phục chồng, dù trong lòng đôi lúc cũng rất buồn.

“Ban đầu mình định mở quán mía đá, nhưng việc nặng, sợ không kham nổi. Tính ra tính vào mãi thì nảy ra ý định bán chè, bán tào phớ kiêm trà đá, gọn, nhẹ, phù hợp hơn.

Từ giờ đến lúc sinh cũng vài tháng, chỉ trông vào đồng lương của chồng và trợ cấp thai sản thì thực sự là khó khăn. Vì tiền nhà tăng, điện tăng, nước tăng… và trăm thứ tiền phải lo cho vợ chồng và đứa con mà hai vợ chồng đều muốn có sớm... Thôi thì cố gắng, “hi sinh đời bố, củng cố đời con” vậy” – chị tâm sự.

Quen ngồi văn phòng, máy lạnh, nay phải ngồi ngoài đường để bán hàng vặt, chị cũng không tránh được nỗi ngại ngùng.

Chị bảo: “Khách của mình toàn sinh viên, người lao động, xe ôm. Chẳng ai biết mình là dân văn phòng cả. Nhiều khi nghe họ chia sẻ cố gắng làm lụng, phấn đấu kiếm tiền cho con cái học hành đến nơi đến chốn để sau này ra trường làm công chức, ngồi văn phòng, máy lạnh… cho đỡ khổ… nghĩ đến bản thân mình, cười mà rát ruột lắm. Công chức bây giờ đồng lương chưa chắc đã đủ sống”.

Nhân viên truyền thông kiêm thợ ảnh

Làm nhân viên truyền thông của một trường ĐH lớn ở Hà Nội song anh Nguyễn Văn Quân (Ba Đình) thú nhận, dù chưa có gia đình, tiền lương vẫn không đủ cho anh chi tiêu hằng tháng.

Trước đây anh thuê trọ ở gần cơ quan, song giá nhà mới tăng lên 2 triệu đồng khiến anh buộc phải chuyển ra ở gần Nam Thăng Long cùng hai người bạn cho rẻ.
 

 
Tác nghiệp ở một đám cưới
 

Anh chia sẻ: “Cách đây hai năm khi mới đi làm, mình đầy tin tưởng hi vọng rằng sau khoảng 2 năm là có thể thuê một căn hộ riêng, sống độc lập tự chủ và thoải mái bằng đồng lương kiếm được. Nhưng bây giờ thì… vỡ mộng, vì cái gì cũng tăng, giá rau cỏ, thịt cá, giá cước, giá điện, xăng tăng vù vù… Chỉ có thu nhập là chẳng có nguồn nào để tăng cả”.

“Tính cả lương cứng, lương mềm mới được gần 4 triệu đồng, tiếng là làm nhà nước nhưng đúng thật nhiều khi không có nổi một món tiền biếu bố mẹ” – anh Quân ngậm ngùi nói.

Chính vì thế, để có thể hoạch định cho tương lai, anh Quân đã phải thắt chặt chi tiêu và gấp rút đi làm thêm.

“Mình theo bạn bè đi làm dịch vụ chụp ảnh, quay video đám hiếu vì yêu cầu trình độ cũng vừa phải, công việc cũng linh động. Mỗi lần đi làm cũng bỏ túi 500 nghìn đến 1 triệu đồng. Khi không có việc thì mình lang thang ra các khu vui chơi, giải trí chụp ảnh thuê. Không nhiều thì ít, cũng túc tắc phụ thêm vào tiền ăn, tiền xăng xe” – anh Quân nói.

Đi làm thêm kiểu này cũng lắm nỗi bi hài như có lần đi làm gặp người quen ở đám tang khiến anh bối rối đỏ mặt. Hay khi đi chụp ảnh thuê thì phải vờ là phóng viên đi tác nghiệp vì sợ “ma cũ” gây sự.

“Nói ra thì thật chua chát, nhưng tôi có mấy anh bạn, học Bách khoa, Kinh tế hẳn hoi, lúc ra trường đứa nào cũng phơi phới hi vọng này, hi vọng khác, nhưng đến giờ vẫn vật vờ vì chưa thể “thoát nghèo” mà thậm chí còn… nghèo thêm vì nợ nần.

Đứa học kinh tế xin được việc trong một công ty in nhà nước, nhưng dật dờ mãi, lương vẫn chỉ có hai, ba triệu không đủ sống, bỏ đi làm NV kinh doanh nhưng vẫn chẳng khá khẩm hơn. Thằng học Bách khoa thì vẫn đang ngấp nghé nhảy việc”, anh Quân tâm sự.

 

Theo VietNamNet

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn