Ảnh minh họa: Internet |
Trả lời:
Viêm sinh dục Human Papilomavirus (HPV) là nhiễm trùng qua đường tình dục phổ biến nhất; thông thường là qua âm đạo và hậu môn hoặc tình dục bằng đường miệng ngay cả khi người bị nhiễm không có dấu hiệu của bệnh.
Kể từ lúc phơi nhiễm HPV đến khi phát triển thành sang thương tiền ung thư có thể đến 10 năm. Không có cách nào biết được người nhiễm HPV nào sẽ phát triển thành ung thư hay các vấn đề sức khỏe khác. Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng cho đến khi nó hoàn toàn tiến triển. Các xét nghiệm trên thị trường hiện nay chỉ giúp tầm soát ung thư cổ tử cung, không giúp tìm HPV ở hậu môn, miệng hay cổ họng. Thử nghiệm HPV DNA, tìm HPV ở cổ tử cung cùng với Pap’smear cũng có thể có ích trong một số trường hợp. Các test chẩn đoán có thể phát hiện các dấu hiệu của bệnh sớm vì vậy có thể điều trị sớm trước khi chúng trở thành ung thư.
Vaccine ngừa HPV type 16,18, 6,11 giúp chống lại 70% trường hợp ung thư cổ tử cung và 90% trường hợp mụn cóc, mào gà được chỉ định ở phụ nữ 9-26 tuổi không phân biệt có gia đình hay chưa. Vaccine có hiệu quả tốt nhất khi chưa có quan hệ tình dục, tức chưa phơi nhiễm với HPV. Vì vaccine không bảo vệ chống lại tất cả các type HPV gây ung thư nên phụ nữ cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ kể cả những phụ nữ đã được tiêm vaccine khi còn trẻ.
Vì các lý do trên nên không có thử nghiệm nào bắt buộc phải thực hiện ở người chuẩn bị tiêm ngừa HPV ở cả đối tượng đã quan hệ tình dục hay chưa.
Theo PNO
Đinh Thị Mười