Dân Hà Nội nên tự soi gương xem lại mình

Thứ bảy, 25/08/2012, 11:21
Đổ lỗi cho dân ngoại tỉnh gây ra những nét thiếu văn hóa ở Hà Nội, nhưng mảnh đất Tây Nguyên nơi tôi đang sống, 90% là dân ngoại tỉnh mà chẳng bao giờ tìm được "đặc trưng văn hóa" như của Hà thành.

>>"Nói bún mắng cháo chửi do người ngoại tỉnh mang vào là nói xằng xiên" 
>>Ai bảo Sài Gòn không có "bún mắng, cháo chửi..."?
>>Đá bóng kiểu "bún mắng cháo chửi"
>>VIDEO: "Bún mắng, cháo chửi..." lên sóng truyền hình quốc gia

Tôi là một người con của mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Hàng chục năm trước đây và giờ đây, rất nhiều người dân cả nước, theo chương trình kinh tế mới đã về đây làm kinh tế, sinh sống và lập nghiệp ở đây. Không ít người đã sống và coi đây chính là quê hương thứ hai của mình. 

Những con người ở đây sống với nhau rất gần gũi, tương thân tương trợ lẫn nhau, hòa đồng và đoàn kết. Cuộc sống thật yên vui và tình cảm. 

 
bun.jpg - 39.77 KB
Một trong những quán bún mắng cháo chửi ở Hà Nội (Ảnh minh họa)

Dân gốc ở đây là những người dân tộc thiểu số như: Bana, Xê Đăng... Nhưng mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trên mảnh đất này rất gần gũi, họ học hỏi những giá tri tinh hoa của dân tộc khác, các tập tục cũ, xấu, cổ hủ, lạc hậu bị bỏ đi, bị đồng hóa để thay bằng những cái mới hay hơn, đẹp đẽ hơn...

Thành phố Đà Lạt, một thành phố du lịch mộng mơ, đẹp tuyệt vời của mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ này là một ví dụ.

Cảnh đẹp ở đây không phải ở riêng phong cảnh mà ở cả chính con người. Nhiều người đến đây đã phải thốt lên rằng, dường như phong cảnh chỉ đẹp một nhưng con người thì lại đẹp tới hai, ba phần. 

Những con người ở đây đẹp theo đủ cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Họ đẹp từ ý thức trong sinh hoạt hằng ngày. Từ cái nhỏ nhất như cách giao tiếp ứng xử của con người nơi đây với người lạ, không to tiếng, không cau có... mà rất nhẹ nhàng, đầy thiện cảm.

Đơn giản thế như việc giữ gìn vệ sinh chung, hay chỉ dẫn đường đi, lối lại ở nơi đây cho người lạ... Không chỉ tôi mà chính những khách du lịch khi tới đây đã phải thốt lên rằng, con người nơi đây toát lên vẻ thanh lịch, vẻ thanh tao, nhã nhặn...

Mà điều này, khi xưa mỗi khi nhắc tới là người ta sẽ nghĩ ngay đến những con người Tràng An trang nhã mà thanh lịch.... 

Xa mảnh đất Tây Nguyên, với những nét đẹp ở trên, giờ đây tôi dịch chuyển về sống ở mảnh đất thủ đô, sống với nhũng con người Tràng An, với Hà nội ngàn năm văn hiến...

Tưởng chừng sẽ vui, sẽ được đón nhận những tình cảm, sự thanh tao, nhã nhặn trong cách cư xử, phục vụ của người Hà Nội nhưng tôi thực sự đã phải phát "sốc".

Bởi lẽ, những nét văn hóa ngàn xưa nay của con người, mảnh đất Hà thành nay đã đi đâu rồi? 

Những cái cảnh mà tôi được chứng kiến ở Hà Nội giời đây là, người ta chen chúc, chửi mắng nhau, chèn ép nhau, ngang nhiên vi phạm luật giao thông, xem thường luật pháp,… 

 
bun1.jpg - 42.61 KB
Đi ăn ở Hà Nội không xếp hàng, không bị chửi ăn không ngon?

Còn những nét văn hóa ứng xử và văn hóa phục vụ khách hàng của một bộ phận các chủ nhà hàng ở Hà Nội thì đúng như thời gian qua báo chí đã lên tiếng, đó là lại theo cái kiểu "bún mắng, cháo chửi, phở xếp hàng"...

Thậm chí, còn có những hành động rất thiếu tôn trọng với khách hàng, kể cả hành hung khách như đoạn clip ghi lại vụ việc xảy ra ở nhà hàng Sen Việt...

Văn hóa xưa xuống cấp nhưng nguyên nhân thì lại bị không ít người Hà Nội mặc nhiên đổ thừa tất cả cho dân nhập cư.

Chưa nói đến thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ở đây, cá nhân tôi thử hỏi ở ngay chính thành phố Đà Lạt và một số địa phương khác ở Tây Nguyên quê hương tôi, dân nhập cư chiếm 90% dân số thì tại sao họ lại làm nên cái đẹp và có thể đẹp hơn Hà Nội? 

Người Hà nội nên đổ lỗi cho những nguyên nhân này, nguyên nhân khác hay trở về với nét xưa và làm theo những truyền thống đã từng làm nên thương hiệu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" để cho người tỉnh lẻ học theo (?)

Câu hỏi này xin được dành cho chính những người dân đã và đang sống ở Hà Nội...

 
Theo GDVN

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn