|
|
Dân thôn nườm nượp phá chùa cũ...
|
|
...dựng chùa mới theo đúng nghĩa đen!
|
|
Sơn vẽ làm hỏng các bức phù điêu La Hán, giờ họ lại dỡ lanh tanh bành gác khánh, nhà tổ. Các hiệp thợ ngồi nhấp nhổm ngay trước các “tuyệt phẩm bị tàn sát”, các phù điêu, cấu kiện cổ vứt chỏng chơ.
|
|
Cụ Vinh kể: “Chỉ còn Gác Chuông này có vẻ cổ kính.
|
|
Bởi hơn 15 năm trước, gác chuông này được một bà người Australia tài trợ trùng tu, với điều kiện là: Bà ấy chụp lại ảnh gác trống trước khi “thi công”, đợi lúc xong, nếu các hiệp thợ giữ nguyên được vẻ cổ kính thì mới… cho tiền!”.
|
|
Cổng xây mới, hành lang đánh véc-ni toàn bộ, phủ sơn công nghiệp lên tranh tượng, giờ là dỡ trắng xây mới 100% nhà tổ và gác khánh.
|
|
Nền móng mới cho gác khánh!
|
|
|
Hai trong số 4 bức “tuyệt phẩm” cổ kính Thập điện Diêm Vương bị kẻ trộm lấy đi, cả chục năm trời sau cơ quan công an mới tìm được, trả về chùa Trăm Gian. Và vì lý do đó, nên “tình cờ” di sản này đã không bị sơn son thếp vàng bằng sơn của Nhật như 18 vị La Hán kế bên.
|
|
Một cách ứng xử với voi đá trong khuôn viên chùa Trăm Gian.
|
|
Còn đây là một cách ứng xử nữa với rồng đá cổng chùa.
|
|
Từ hai phía tả hữu nhìn vào, gác khánh được làm mới 100%.
|
|
Kể cả nền nhà cũng bị đào lên, gạch đá bị đập phá trọn vẹn.
|
|
Những gì còn lại của di tích quốc gia trong cơn lốc trùng tu!
|
|
Các bậc đá dẫn lên chùa Trăm Gian đã được làm mới cách đây vài tháng (năm 2012)
|
|
Dẫu rằng trước đó nó được đẽo thủ công từ thượng cổ, rất đẹp và bền vững
|