Lớp học hạnh phúc

Thứ hai, 03/12/2012, 09:05
Trên phần đất thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh (TP.HCM), đối diện với cầu Bà Lớn nối liền đại lộ Nguyễn Văn Linh người ta đang xây hai blốc chung cư cao cấp có tên Hạnh Phúc. Nép mình bên chung cư ấy là xóm lao động độ 30 căn nhà của dân lao động nghèo, đa số nhập cư. 

>>  Sắp xếp lại lớp học trong vụ ưu tiên con, cháu GV vào lớp chọn
>> Dự thảo lớp học "VIP": "Phản cảm và phản giáo dục"
>> Đau lòng nạn nhân 6 tuổi trong vụ sập trần lớp học
>> Lớp học tình thương của cô giáo 80 tuổi

Nhìn vào tình trạng những căn nhà ấy, người ta có thể gọi là khu ổ chuột. Và trong cái “khu ổ chuột” đó có một lớp học, của một gia đình hơn 30 người. Chúng tôi muốn gọi đó là lớp học hạnh phúc!
 
3.jpg - 136.52 KB

Anh Nguyễn Văn Hoàng cho biết, có bé quê Tiền Giang, Long An thậm chí tận Cà Mau được ông, bà dắt lên gửi gắm vì cha mẹ đi tù hoặc đã chết vì bệnh tật, đã lấy vợ/chồng mới nên bỏ bê con. Nhiều đứa trước khi lên đây đã bỏ học một thời gian, theo bạn bè lêu lổng.

Trong ngôi nhà đầy tình thương và sự quan tâm, tụi nhỏ nghiêm chỉnh học hành và nhường nhịn nhau, cùng chia sẻ buồn vui. Hai đứa con của vợ chồng anh Hoàng cũng lớn lên với tụi nhỏ.

"Vợ chồng tôi trao cho lũ nhỏ cơ hội được sống như một gia đình, được đến trường. Sau này tụi nhỏ có làm nên công danh gì không là chuyện khác nhưng nhìn chúng biết nhường nhịn, chia sẻ với nhau như anh em ruột khiến tôi tin ở tính hướng thiện", anh Hoàng nói.

 
4.jpg - 63.82 KB

Ngoài học ở nhà, tụi nhỏ còn được cho đi học ở trường tiểu học Bình Hưng, trường cấp 2 Nguyễn Thái Bình, THPT Tạ Quang Bửu, Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận 8. 30 đứa là 30 thân phận, có bé không có giấy khai sinh nên phải học phổ cập.
 
5.jpg - 92.26 KB

10h30, đám nhóc của căn nhà ấy lóc cóc xe đạp từ trường về nhà. Những người em của chúng ùa ra đón như đón người thân lâu ngày mới về. Đứa lớn nhất học lớp 12, đứa nhỏ nhất mới bốn tuổi. Cứ ngày hai buổi, đứa lớn quày quả chở đứa nhỏ đi học, trưa lại đón về.

Anh Nguyễn Văn Hoàng, người được đám trẻ đứa thì gọi là cha, đứa thì gọi là tía "đính chính": "Tụi nhỏ coi vậy chứ không phải anh em ruột, mỗi đứa một quê".

Sáu năm trước khi về đây, thương tình mấy đứa nhỏ con nhà nghèo, đứa mất cha, không mẹ không được học hành nên anh mở lớp, chủ động gọi đến học. Sau này người ta hay tin, dẫn con, cháu đến gửi thầy nuôi và đến nay sĩ số là 30 trẻ.

 
6.jpg - 88.87 KB

Ngoài được học theo chương trình của bộ Giáo dục và đào tạo, ba tháng nay đám trẻ còn được học tiếng Hàn Quốc và sắp tới là tiếng Anh. Cô giáo dạy tiếng Hàn là một phụ nữ Hàn Quốc, sống ở chung cư bên kia đại lộ biết tin về lớp học nên qua giúp.
 
7.jpg - 77.39 KB

Với những em chưa đến tuổỉ vào cấp 1 sẽ được giáo viên dạy ở nhà. Với chúng, truyện tranh là một thế giới diệu kỳ.
 
8.jpg - 98.41 KB

Nhà đông nên đến bữa ăn mỗi bé sẽ được phát cho một tô cơm, đầy đủ thức ăn, ngồi ngăn nắp thành từng nhóm. Tụi nhỏ lớn lên nhờ cơm gạo của vợ chồng anh Hoàng và mạnh thường quân thập phương. Để có rau củ quả, chập tối anh Hoàng phải lặn lội ra chợ Tân Tạo, cách 28km (cả đi và về) để mua đồ rẻ và xin cho tụi nhỏ.

 
Theo SGTT

Các tin cũ hơn