Rượu trường sinh chiết xuất từ thịt sống của 800 trẻ em

Thứ bảy, 16/02/2013, 16:38
Giấc mộng trường sinh bất tử đã ám ảnh những kẻ có quyền và có tiền trong suốt thời kỳ lịch sử cổ đại.

Để được hưởng vinh hoa phú quý và sở hữu quyền lực dài lâu, không ít những tên bạo chúa, quan chức và những kẻ có tiền đã không từ mọi thủ đoạn. Kể cả việc ăn thịt đồng loại:

Đầu tiên, đó là xác ướp Ai Cập, vốn được bóp vụn thành bột để chữa chảy máu bên trong. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, các bộ phận khác của cơ thể bắt đầu được sử dụng. Đầu lâu là một thành phần thuốc rất phổ biến, nó được nghiền thành bột để chữa bệnh đau đầu.

Thomas Willis, người tiên phong về khoa học não bộ hồi thế kỷ 17, đã chế ra một thứ nước uống chữa bệnh ngập máu, hoặc chảy máu. Thứ nước uống này được trộn với bột đầu lâu và sô cô la. Vua Charles II của Anh từng nhấp "Giọt nước của Đức Vua", một loại cồn riêng của nhà vua, có chứa đầu lâu người trong cồn.

Ngay cả phần chỏm rêu mọc trên một chiếc đầu lâu đã được chôn, gọi là Usnea, cũng trở thành một phụ gia quý, bột của nó được cho là có thể chữa chảy máu mũi và chứng động kinh. Mỡ người cũng được dùng để trị những vết thường ngoài cơ thể. Các bác sĩ Đức đã lấy các dải băng nhúng mỡ người đắp lên vết thương và chà mỡ lên da như một phương thức chữa bệnh gout.

truong sinh bat lao

Máu, nguồn sinh lực của cơ thể, cũng được cho là một loại thuốc, phải được lấy càng tươi mới càng tốt. Điều này khiến cho việc tìm máu trở thành thách thức.

Bác sĩ người Thụy Sĩ gốc Đức Paracelsus (thế kỷ 16) tin rằng uống máu rất tốt và một trong những tín đồ của ông này thậm chí còn gợi ý lấy máu từ một cơ thể sống. Dù đây không phải là một tục phổ biến nhưng người nghèo, vốn không có tiền, thường kiếm chút lợi từ thuốc thịt người bằng đứng trước một vụ xử tử, trả một chút tiền để mua cốc máu vẫn còn nóng.

Chà mỡ lên vết thương sẽ làm giảm đau đớn trên cơ thể. Cho bột rêu mọc trên đầu lâu vào mũi, máu mũi sẽ ngừng chảy. Nếu có khả năng mua "giọt nước của Đức Vua", dòng chảy của cồn sẽ khiến bạn quên đi rằng mình đang chán nản, ít nhất là tạm thời. Nói một cách khác, những phương thuốc đó ngẫu nhiên tốt.

Thuốc thịt người cũng đã xuất hiện từ thời Trung Hoa cổ đại bào chế từ rau thai nhi (tử hà sa) được sử dụng khá phổ biến. Một phương thuốc khác cũng được đề cập nhiều trong lịch sử là “Giọt lệ của Hoàng đế”, nó trở nên nổi tiếng nhờ sự cuồng tín của vua Charles II nước Anh. Thuốc được làm từ bột sọ người, được tán dương là tăng cường sức khỏe và sự cường tráng để trường sinh.

Sự tàn bạo và ghê rợn đến cùng cực là chế thuốc “trường sinh bất tử” từ cơ thể người sống. Đó là trường hợp của tên thống chế Brêtan Gin đơ Rê. Con người cuồng tín này sống vào thế kỷ XV, tại Pháp, hắn rất ưa chuộng sự sống giàu sang xa hoa, mỹ lệ.

Thống chế nhận vào đội đồng ca của mình các em trai, con nhà nghèo, hứa hẹn rất hào phóng là sẽ giúp chúng trưởng thành và chăm sóc đến tương lai của chúng. Lọt được vào trong lâu đài để hầu hạ tướng quân được coi là một sự may mắn rất lớn, hằng ngày có nhiều người đã nồng nhiệt cầu nguyện cho ông Gin đơ Rê nhân từ và tốt bụng.

than duoc

Thịt phụ nữ và trẻ em được chiết xuất thành rượu. 
Ảnh minh họa.

Nhưng, sự thật khi vào trong lâu đài, các cháu nhỏ đã biến mất mà không ai biết. Bố mẹ chúng không thể phát hiện ra được, vì điều kiện duy nhất của thống chế là cấm mọi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những tội ác của Gin đơ Rê không ngờ đã bị vợ hắn ta phát hiện ra.

Người ta đã mở cuộc điều tra và xác định trong lâu đài của thống chế đã có trên 800 trẻ em bị giết hại. Cũng ở đó còn tìm thấy khoảng 200 bộ xương phụ nữ. Viên thống chế đó đã thú nhận là hãy còn một số lớn hơn đã bị thiêu. Tại tòa án, người ta mới rõ là những vụ giết người tàn bạo với số lượng lớn như vậy nhằm mục đích để tìm chất “khởi đầu sự sống” có trong con người.

Hắn ta đã cố chiết xuất các chất đó để chế ra loại rượu đem lại sự “trường sinh bất tử”. Ngay thời bấy giờ, sự cuồng tín tàn bạo đó cũng đã làm mọi người phẫn nộ. Gin đơ Rê đã bị xử tử bằng cách thiêu sống tại quảng trường Magđalina ở Năngtơ, Pháp.

Theo TTVN

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích