"Lương khủng" và tài đánh trận giả của quan chức

Thứ sáu, 06/09/2013, 22:41
Có thể nói vụ lương “khủng” này khi bị phanh phui thật ra cũng chẳng có gì là mới, là lạ hoặc có thể gây bất ngờ, sốc… đối với dư luận nhân dân. Mà cái mới ở đây là sự vào cuộc của các ban ngành chức năng, khác với lệ thường vẫn bị kêu là chậm như rùa, lần này tương đối nhanh với "tốc độ thỏ". Biện pháp xử lý cũng được đưa ra khá sớm, được dư luận chung đánh giá tốt, làm cơ sở cho niềm hy vọng lớn hơn vào đoạn kết thật hoàn chỉnh - không bỏ sót người, lọt tội hoặc chỉ “giơ cao, đánh khẽ”.

TP.HCM không thu hồi một đồng nào tiền lương đã chi cho người lao động, chỉ thu hồi tiền chi sai cho các viên chức quản lý - Phó chủ tịch UBND TP Lê Mạnh Hà khẳng định.

Sau khi UBND TP.HCM tổ chức họp báo về vụ lãnh đạo các doanh nghiệp công ích nhận lương khủng.

TP đưa ra quan điểm sau khi một số tờ báo đưa tin liên quan đến việc khoảng 5.000 lao động sẽ bị thu hồi gần 100 tỉ đồng chênh lệch tiền lương tối thiểu vì “áp dụng sai mức lương tối thiểu” trong vụ việc 4 công ty công ích nhà nước có sai phạm về tiền lương.

cong ich

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà: Người lao động bị tước đoạt quyền lợi phải được bồi thường

Ngày 4/9, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. HCM cho biết, lãnh đạo Thành ủy và UBND TP vừa ký quyết định đình chỉ chức vụ đối với 8 cá nhân trong vụ “lương khủng” của 4 doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố, gây xôn xao trong dư luận trong thời gian qua.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà khẳng định, không thu hồi tiền lương đã chi cho người lao động.

“Tôi chưa hề yêu cầu thu hồi số tiền này, không có một dòng nào nói thu hồi cả nhưng mà họ (công ty công ích nhà nước có sai phạm trong vụ lương khủng - PV) cố tình nói với báo chí và người lao động là phải thu hồi, gây hoang mang.

Đây là trách nhiệm rất lớn, ngoài những sai phạm mà báo chí đã thông tin như thời gian vừa qua. Quan điểm của TP cũng sẽ không thu hồi của người lao động. Còn việc trách nhiệm của những người có liên quan đến vấn đề này, TP đang xem xét, kiểm tra”, ông Hà nói.

“Những người lao động bị tước đoạt quyền lợi chính đáng phải được khôi phục quyền lợi và phải được bồi thường. Nguyên tắc và quan điểm của TP là không thu hồi một đồng nào tiền lương đã chi cho người lao động, chỉ thu hồi tiền chi sai cho các viên chức quản lý”, ông Hà nói tiếp.

Phó chủ tịch TP. HCM Lê Mạnh Hà cho biết, từ năm 2011, các doanh nghiệp công ích đã lãng phí tiền lương, bóc lột và xử ép người lao động.

cong ich

Sài Gòn ngập nước đen sau vụ giám đốc lương 2,6 tỷ.

“Đến năm 2012 lại tiếp tục vi phạm. Mức lương các viên chức quản lý cao như thế là quá vô lý, gây phẫn nộ, không thể chấp nhận được trong bối cảnh chung, vi phạm đã rất là rõ nhưng các doanh nghiệp cứ chống đối Ủy ban”, ông Hà nói.

Trước những việc vi phạm như thế, ông Hà cho biết, UBND TP đã chủ động kiểm tra và phát hiện ra sai phạm ở 4 công ty công ích nhà nước đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.

Nhìn nhận vụ việc sai phạm không chỉ gây hoang mang cho người lao động mà ngay cả bản thân UBND TP cũng hoang mang, ông Lê Mạnh Hà quả quyết sẽ thu hồi số tiền chi sai cho lãnh đạo 4 công ty TNHH một thành viên: Chiếu sáng công cộng, Công trình Giao thông Sài Gòn, Thoát nước đô thị và Công viên cây xanh.

Hôm qua, TP. HCM đã quyết định đình chỉ chức vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên và Giám đốc 4 công ty công ích sai phạm này.

Làm nhà nước mà đòi thưởng như tư nhân!

Cố vấn chính sách về chống tham nhũng của UNDP Việt Nam, ông Jairo Acuna-Alfaro, cho rằng chuyện lương "khủng" ở một số doanh nghiệp công ích ở TP.HCM cho thấy những "khoảng xám" trong chính sách tiền lương.

Điều tôi thấy là sự mâu thuẫn giữa lương và thu nhập thực tế của các cán bộ nhà nước này. Lâu này trong Chính phủ thảo luận rất nhiều và đã xác định ở Việt Nam thu nhập và lương không phải là một. Có rất nhiều khoản thu nhập không phải lương nhưng góp phần quan trọng đảm bảo cuộc sống cho công chức, nhưng không rõ ràng, minh bạch.

Đó là một "khoảng xám" rất lớn. Ngay từ sớm chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ làm rõ tất cả các nguồn tạo nên thu nhập của công chức, đưa vào lương để tăng lương hợp lý, đảm bảo công chức sống được bằng lương như yêu cầu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Cũng có thể pháp luật vẫn còn những kẽ hở để lọt những kiểu lách luật này?

Chắc chắn, và kẽ hở đó phải được khắc phục, các hành vi này phải bị xử lý nghiêm khắc.

Sơ hở của pháp luật có thể dẫn đến những trường hợp như một quan chức được thưởng, ông ta gửi khoản tiền này vào ngân hàng để lấy lãi. Một thời gian sau, qua kiểm tra thấy việc thưởng này là sai, ông ta phải hoàn lại tiền thưởng, vậy ông ta có phải trả lại cả tiền lãi không? Nếu pháp luật không rõ ràng, ông ta hoàn toàn có thể "làm phép" với số tiền lãi.

Theo NDT

Các tin cũ hơn