Trưa 16/11, diễn ra khai mạc festival Đua ghe ngo của đồng bào Khmer Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại sông Maspero (TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). Trong ảnh: Dòng người đổ về hai bên bờ sông Maspero, TP.Sóc Trăng để cổ vũ các đội đua.
Đây là festival đua ghe ngo lần đầu tiên tại Việt Nam do tỉnh Sóc Trăng và các địa phương khu vực ĐBSCL tổ chức.
Lễ hội lần này có 62 đội ghe ngo (49 đội nam, 13 đội nữ) đến từ Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Trà Vinh, Kiên Giang, Cần Thơ thi đấu ở cự ly 1.000m (nữ) và 1.200m (nam). Trong ảnh: Các đội tập trung để làm lễ trước khi bước vào thi đấu.
Ngày đầu các đội nữ thực hiện đua trước. Kinh phí cho lễ hội này khoảng 2,4 tỉ đồng, trong đó có 500 triệu đồng dành cho 4 giải thưởng (giải nhất 200 triệu, giải nhì 150 triệu, giải ba 100 triệu, giải tư 50 triệu). Trong ảnh: Cúng cầu an trước khi đua.
Ghe ngo là một dạng ghe đặc biệt, được xem là vật thiêng chỉ được dùng để đua. Ghe ngo là thuyền độc mộc làm bằng thân nguyên vẹn của cây gỗ sao, được khoét phần ruột, do nghệ nhân và các sư chùa Khmer làm. Ghe ngo dài từ 25 - 30m, rộng 1 - 1,4m, có 20 - 40 khoang, chứa 44 - 50 tay bơi.
Sau khi đóng xong, ghe được chà cho thật trơn bóng và sơn phết, trang trí đẹp. Thân ghe sơn màu đen, trên be sơn các vệt màu trắng, vàng, đỏ dài khoảng 5cm; hai bên be, chạm trổ hoặc vẽ vẩy rồng, vẩy rắn theo mô típ rắn thần Naga. Đầu ghe vẽ hình các con thú như rồng, chim công, sư tử, cọp, voi… biểu hiện sức mạnh.
Hai đội ghe ngo so kè tranh tài trên đường đua.
Hàng trăm người phải dầm mình xuống sông để theo dõi các đội ghe ngo tranh tài.
Nhịp điệu của tay bơi phải ăn khớp với tiếng hô của thuyền trưởng.
Một đội nữ của huyện Kế Sách (Sóc Trăng) vui mừng chiến thắng.
Các tay đua mạnh mẽ.
Khách nước ngoài cũng đến xem lễ hội đua ghe ngo ở Sóc Trăng. |
Theo Tri thức