Trái đắng của công nghệ truyền hình Hàn Quốc

Thứ sáu, 09/05/2014, 10:44
Từ những chia sẻ của đạo diễn và nhà sản xuất của phim “Vì sao đưa anh tới”, nhiều bí mật động trời của ngành truyền hình Hàn Quốc đã được hé lộ.
Muốn nhận vai phải “yêu” biên kịch
Ở các phần lớn các quốc gia trên thế giới, nhà sản xuất là người có tiếng nói hơn cả trong một đoàn làm phim, bởi họ là người bỏ tiền đầu tư và điều phối tiến trình hoạt động của cả một tập thế; còn đạo diễn cũng là người có uy quyền tương đương, đặc biệt là trong phương diện nghệ thuật của tác phẩm. Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực truyền hình của Hàn Quốc, nguyên tắc quen thuộc này bị thay đổi hoàn toàn. Dù chỉ đóng vai trò chấp bút cho kịch bản phim, song các nhà biên kịch ở đây lại nắm giữ quyền lực tối cao trong một ê-kip.
Theo đó, các nhà biên kịch không đơn thuần chỉ hoàn thiện kịch bản và giao phó đứa con tinh thần cho đạo diễn và đoàn làm phim, mà họ can thiệp tới 70% lượng công việc trong quá trình “nhào nặn” tác phẩm, nhất là khâu lựa chọn diễn viên. Đạo diễn Jang Tae Yoo cũng tiết lộ thêm, 90% biên kịch của truyền hình Hàn Quốc hiện tại là nữ, họ được coi là những nữ vương quyền lực trong ngành.
Ngay cả việc lựa chọn diễn viên, biên kịch cũng có quyền can thiệp
Điều khiến nhiều người sửng sốt nhất là ở Hàn Quốc, việc diễn viên được săn đón như ông hoàng, bà hoàng là chuyện chỉ có… trên mặt báo, việc đạo diễn “hô mưa gọi gió”, tùy ý chỉnh sửa kịch bản cũng diễn ra nhan nhản.
Diễn viên được săn đón là chuyện chỉ thấy trên truyền hình và báo chí
Muốn có phim để đóng, các ngôi sao buộc phải “khom lưng quỳ gối” trước các nhà biên kịch đầy uy quyền. “Họ thường mời các biên kịch đến nhà tắm công cộng, chiêu đãi những người đó thư giãn và tranh thủ thời cơ trò chuyện về phim ảnh với hy vọng được cho đất diễn trong các dự án phim kế tiếp”, đạo diễn Jang Tae Yoo cho biết.
Biên kịch cũng là một nghề hái ra tiền ở Hàn Quốc. Mỗi tập phim truyền hình, một nhà biên kịch tên tuổi có thể bỏ túi 100 triệu Won (hơn 2 tỉ đồng), mức thù lao thấp nhất cho những cây bút bình thường cũng lên đến 20 triệu Won (hơn 400 triệu đồng), ngang ngửa với catse của nhiều sao hạng A.
Không được phép cùng lúc đóng hai phim
Ở Việt Nam hay Hong Kong, Đài Loan, việc diễn viên cùng lúc chạy show nhiều phim hết sức bình thường. Tuy nhiên trong làng giải trí Hàn, đây là điều không được phép tồn tại. Khi ký hợp đồng với một đoàn phim, người diễn viên đồng thời chấp nhận cam kết “độc quyền” thân phận cho ekip đó trong một thời gian dài.
“Lúc nhận vai trong ‘Vì sao đưa anh tới’, Jeon Ji Hyun và Kim Soo Hyun phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt của đoàn làm phim. Trước ngày phim khai máy, họ có lịch đọc kịch bản, tập thoại, tập diễn với biên kịch và tôi mỗi ngày. Sau đó thì ngày nào cũng quay ‘cuốn chiếu’ ở phim trường”, đạo diễn Jang chia sẻ.
Đoàn phim của Hàn Quốc có nhiều nguyên tắc cứng nhắc
Ông cũng tiết lộ thêm, diễn viên dù là ngôi sao đắt giá nhưng thái độ kém chuyên nghiệp cũng bị “xử đẹp” trong phim. Ồn ào nhất là trường hợp “cô nàng dao kéo" Lee Da Hae khi nhận vai chính trong “Phía đông vườn địa đàng”. Chê kịch bản kém hấp dẫn và “đe dọa” bỏ vai, nữ diễn viên xinh đẹp bị biên kịch “đá bay” khỏi dàn cast với cái kết “du học nước ngoài” ở giữa chừng phim.
Lee Da Hae bị "đá bay" khỏi dàn cast "Phía đông vừa địa đàng"
Công tư phân minh
Mặc dù áp đặt vô số những quy định cứng nhắc và vô lý, song ngành truyền hình Hàn Quốc lại được tôn vinh với tinh thần công tư phân minh. Các nhà làm phim ở đây nhìn việc chứ không nhìn người, cho nên không phải cứ ca sĩ thần tượng đóng phim sẽ được tôn thờ như nghệ sĩ đẳng cấp, trừ phi giọng ca đó sở hữu tài năng diễn xuất thực thụ. Bên cạnh đó, các diễn viên “lão thành” giỏi nghề và dạn dày kinh nghiệm luôn là những người được tôn trọng hàng đầu.
Theo Depplus

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích